Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5, Bài: Tổng kết vốn từ - Trường Tiểu học Phong Tân

Tìm 2 từ và ghi ra bảng con theo yêu cầu sau:

a) Đồng nghĩa với từ: chăm chỉ

     Cần cù , siêng năng, tảo tần, chuyên cần, …

b) Trái nghĩa với từ hèn nhát

      Dũng cảm, gan dạ, gan góc, gan lì,quả cảm,

       can đảm, …

ppt 29 trang Hải Anh 07/07/2023 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5, Bài: Tổng kết vốn từ - Trường Tiểu học Phong Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_5_bai_tong_ket_von_tu_truong_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5, Bài: Tổng kết vốn từ - Trường Tiểu học Phong Tân

  1. Kiểm tra bài cũ Tìm 2 từ và ghi ra bảng con theo yêu cầu sau: a) Đồng nghĩa với từ: chăm chỉ Cần cù , siêng năng, tảo tần, chuyên cần, b) Trái nghĩa với từ hèn nhát Dũng cảm, gan dạ, gan góc, gan lì,quả cảm, can đảm,
  2. Bài 1. Tự kiểm tra vốn từ của mình: a) Xếp các tiếng sau đây thành những nhóm đồng nghĩa : đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son. đỏ - điều – son ; Trắng - bạch Xanh - biếc - lục ; hồng - đào
  3. Mây trắng Nước biếc
  4. Hoa hồng đỏ thắm
  5. Cột sơn son thiếp vàng
  6. - Tiếng Việt rất phong phú, một từ có thể có một hay nhiều từ đồng nghĩa. - Cần phải cân nhắc, chọn lựa khi dùng từ sao cho đúng nghĩa, hợp phương ngữ của văn cảnh cần sử dụng từ đó.
  7. So sánh thường đi kèm với nhân hoá. Người ta có thể so sánh,nhân hoá để tả bên ngoài: Con gà trống bước đi như một ông tuớng ; Nắm lá đầu cành xoè ra như một bàn tay. So sánh và nhân hoá để tả tâm trạng: Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa.
  8. Bài 2. Đọc bài văn sau: Chữ nghĩa trong văn miêu tả Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người. Có khi so sánh người với các con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có khi so sánh người với cây, với hoa: Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như một cành liễu. Có trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh với to: Con rệp to kềnh như một chiếc xe tăng. Có khi làm ngược lại: Con lợn béo như một quả sim chín; Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung.
  9. - Huy-gô thấy bầu trời đầy sao giống như cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non. - Mai-ca-cốp-xki lại thấy những ngôi sao như những giọt nước mắt của những người da đen. - Ga-ga-rin thì lại thấy những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ.
  10. Bài 3. Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu dưới đây: a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối, hoặc dòng kênh đang chảy. b) Miêu tả đôi mắt của một em bé. c) Miêu tả dáng đi của một người. Thảo luận nhóm: Mỗi nhóm đặt 3 câu.
  11. Kết luận: Khi viết văn miêu tả, muốn có cái riêng, cái mới chúng ta hãy bắt đầu từ sự quan sát, quan sát bằng tất cả cảm nhận riêng của mình để thấy sự vật có một cái gì đó rất riêng. Các em hãy bắt đầu từ sự quan sát để thấy những cái mới, cái riêng trong câu văn của mình.
  12. DẶN DÒ: Ôn lại về từ đơn, từ phức (SGK Tiếng Việt 4 tập 1), từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (SGK Tiếng Việt 5 tập 1) để chuẩn bị học các tiết Luyện từ và câu ở tuần sau.