Bài giảng Ngữ Văn 8 - Bài: Ôn luyện về dấu câu

  VD : Khốn nạn!  Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại !

                                                               (Ngô Tất Tố)

         4. Dấu phẩy ( , )

Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu :

        + Giữa các thành phần phụ của câu với CN, VN.

  VD : Một hôm, cô tôi //gọi tôi đến bên cười hỏi.

                                                                 (Nguyên Hồng)

       + Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

  VD : Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.                      (Ngô Tất Tố)

       + Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.

ppt 23 trang Hải Anh 11/07/2023 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn 8 - Bài: Ôn luyện về dấu câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_bai_on_luyen_ve_dau_cau.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn 8 - Bài: Ôn luyện về dấu câu

  1. I. Tổng kết về dấu câu : * Dấu câu đã học ở lớp 6: 1. Dấu chấm (.) Dùng để kết thúc câu trần thuật. VD : Sân trường làng Mỹ Lý dày đặc cả người. (Thanh Tịnh) 2. Dấu chấm hỏi (?) Dùng để kết thúc câu nghi vấn. VD : Sao cô biết mợ con có con ? (Nguyên Hồng) 3. Dấu chấm than (!) Dùng để Kết thúc câu cầu khiến và câu cảm thán.
  2. VD : Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau. (Thép mới ) + Giữa các vế trong một câu ghép. VD : Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống. (Võ Quảng ) • Lưu ý : Cũng có khi dấu chấm được dùng để kết thúc câu cầu khiến khi cầu khiến với sắc thái nhẹ nhàng và dấu !? được đặt trong dấu ngoặc đơn sau một ý hoặc một từ ngữ biểu thị ý nghi ngờ hoặc thái độ châm biếm. VD: + Mẹ đưa bút thước cho con cầm. (Thanh Tịnh)
  3. - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hoặc ngập ngừng, ngắt quãng. VD : Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi ! ( Phạm Duy Tốn ) - Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hoặc hài hước, châm biếm. VD : Cuốn tiểu thuyết được viết trên bưu thiếp. ( Báo Hà Nội mới ) 6. Dấu chấm phẩy ( ; ) - Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  4. + Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời thoại trực tiếp của nhân vật. VD : Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo : - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. ( Tô Hoài ) + Đặt ở đầu dòng để liệt kê. VD : Văn học gồm hai bộ phận : - Văn học dân gian - Văn học viết + Nối các từ trong một liên danh. VD : Chuyến tàu Hà Nội – Huế khởi hành lúc 12 giờ.
  5. VD: Đùng một cái, họ ( những người bản xứ ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” ( Hồ Chí Minh ) 9. Dấu hai chấm ( : ) + Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó. VD: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh ) + Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp ( dùng trước dấu ngoặc kép). VD: Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” ( Thép Mới)
  6. + Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn. VD : Hàng loạt vở kịch như: “Tay người đàn bà”, “ Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” ra đời. ( SGK NV 7, tập II).
  7. II. Các lỗi thường gặp về dấu câu : 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. Xét VD, mục 1 - SGK / 151: Tác phẩm Lão Hạc làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ, cơ cực như lão Hạc. Hỏi : VD trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào ? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó ? -> Sửa lại : Tác phẩm Lão Hạc làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ, cơ cực.
  8. 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu. Xét VD, mục 4 – SGK / 151: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu ? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này. Hỏi : Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn trên đã đúng chưa ? Vì sao ? Nên dùng dấu gì cho đúng ? -> Sửa lại: Cuối câu 1 dùng dấu chấm, cuối câu 2 dùng dấu chấm hỏi.
  9. III. Luyện tập : BT 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn trong đoạn văn sau. Con chó nằm ở gậm phản bỗng chốc chốc vẫy đuôi rối rít (,) tỏ ra dáng bộ vui mừng (.) Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xan ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội (.) Cái Tí (,) thằng Dần cùng vỗ tay reo (:) (-) A (!) Thầy đã về (!) A (!) Thầy đã về (!) Mặc kệ chúng nó (,) anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa (,) nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm(.) rồi lảo đảo đi đến cạnh phản(,) anh ta lăn kềnh ra chiếc chiếu rách(.)
  10. BT 2: Phát hiện và sửa lỗi về dấu câu trong các VD sau : a. Sao mãi tới giờ anh mới về. Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”. -> Sửa lại : Sao mãi tới giờ anh mới về ? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay. b. Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất nhân dân ta có truyền thống thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.
  11. Tóm lại, qua bài học này các em cần nhớ : - 10 dấu câu đã học và công dụng của nó. - Cách dùng dấu câu chính xác và hay để tạo được tính nghệ thuật trong văn bản. - Chú ý các dấu câu có cùng công dụng, cần chú ý sắc thái ý nghĩa của nó để dùng cho chính xác. - Cần tránh các lỗi thường gặp về dấu câu.