Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ - Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ - Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_7_canh_dieu_bai_2_tho_bon_chu_nam_chu.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ - Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ
- TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ XUÂN TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN NGỮ VĂN 7 BÀI 2 : THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ
- VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ - Biết trình bày cảm nghĩ của mình về một bài thơ bốn chữ, năm chữ theo quy trình 4 bước: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết đoạn văn và kiểm tra, chỉnh sửa. - Rèn luyện tư duy cách nghĩ và cách biểu đạt suy nghĩ để viết đoạn văn cảm nghĩ về một bài thơ bốn chữ, năm chữ. - Biết tạo lập văn bản dưới hình thức một đoạn văn - Rèn năng lực tự học, hợp tác và sáng tạo trong viết cảm nghĩ về bài thơ bốn chữ, năm chữ.
- VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ 1. Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản 2. Phân tích kiểu văn bản 3. Quy trình viết đoạn văn
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Bài văn Đoạn văn Giống nhau Khác nhau
- VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ 1.Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản Bài văn Đoạn văn Giống - Đều có bố cục 3 phẩn: Mở, thân, kết và có chức năng giống nhau. nhau - Trình bày một nội dung trọn vẹn (cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ). Khác - Dung lượng lớn hơn, gồm nhiều - Dung lượng ngắn hơn nhau đoạn văn tạo thành. - Một đoạn do nhiều câu tạo thành, - Có phần tách đoạn, phân tách ý bằng được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi cách xuống dòng. đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm - Các ý được triển khai chi tiết hơn, xuống dòng. cụ thể hơn. - Các ý triển khai một cách khái quát.
- VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ 1. Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản * Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ: là trình bày cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của người viết về cái hay nội dung, cái đẹp nghệ thuật của bài thơ đó. * Về hình thức: - Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. - Bố cục gồm 3 phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. * Về nội dung: Các câu cùng hướng vào một chủ đề, biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn.
- VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ 2. Phân tích kiểu văn bản (1) Bài thơ “ Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai là một trong những bài thơ hay viết về mẹ. (2) Đọc bài thơ em vô cùng xúc động. (3) Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh sóng đôi: mẹ và cau. (4) Nhà thơ đã chọn một thứ cây rất gần gũi trong đời sống ở mỗi làng quê cùng nghệ thuật đối lập qua từng khổ thơ đã đem đến cho người đọc những cảm nhận hết sức chân thực: “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng/Cau - ngọn xanh rờn/Mẹ - đầu bạc trắng”. (5) Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa của con khi nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. (6) Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của đã cho cúng ta thấy được công lao của mẹ; sự nhọc nhằn, đắng cay me trải qua để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. (7) Cùng với thời gian, cau ngày càng cao, mẹ ngày một thấp: “ Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất” đọc lên nghe thật xót xa. (8) Khoảng cách về sự gần đất của mẹ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng cho thấy quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều. (9) Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây, thời khắc con không còn mẹ đang đến ngày một gần. (10) Thời gian làm mẹ ngày một già đi, răng rụng dần nên miếng cau nhỏ nhưng vẫn khó khăn với mẹ. (11) Đọc những vần thơ ấy, ai không rưng rưng nghẹn ngào, không thảng thốt giật mình nghĩ tới mẹ của mình để rồi tự vấn lương tâm “ mình đã làm được gì cho mẹ?” giống như nhà thơ, kết thúc bài thơ bằng câu hỏi tu từ không lời đáp: “Ngẩng hỏi giời vậy/- Sao mẹ ta già?/Không một lời đáp/ Mây bay về xa”. (12) Với thể thơ 4 chữ, hình ảnh thơ mộc mạc gần gũi cùng nghệ thuật đối lập tương phản, bài thơ đã gây bao xúc động trong lòng người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người: TÌNH MẪU TỬ. (13) Chúng ta, những người làm con hãy ghi nhớ công ơn trời biển của cha mẹ và hãy làm sao để nụ cười luôn nở trên môi của mẹ nhé.
- Chỉ rõ bố cục 3 phần của đoạn văn trên? Nêu nội dung chính của từng phần
- VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bố cục Nội dung Mở đoạn Thân đoạn Kết đoạn
- Mở (1) Bài thơ “ Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai là một trong những bài thơ hay viết về mẹ. (2) Đọc đoạn bài thơ em vô cùng xúc động. (3) Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh sóng đôi: mẹ và cau. (4) Nhà thơ đã chọn một thứ cây rất gần gũi trong đời sống ở mỗi làng quê cùng nghệ thuật đối lập qua từng khổ thơ đã đem đến cho người đọc những cảm nhận hết sức chân thực: “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng/Cau - ngọn xanh rờn/Mẹ - đầu bạc trắng”. (5) Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa của con khi nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. (6) Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của đã cho cúng ta thấy được công lao của mẹ; sự nhọc nhằn, đắng cay me trải qua để nuôi con khôn lớn, trưởng Thân thành. (7) Cùng với thời gian, cau ngày càng cao, mẹ ngày một thấp: “ Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất” đọc lên nghe thật xót xa. (8) Khoảng cách về sự gần đất của mẹ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng cho thấy quỹ đoạn thời gian của mẹ không còn nhiều. (9) Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây, thời khắc con không còn mẹ đang đến ngày một gần. (10) Thời gian làm mẹ ngày một già đi, răng rụng dần nên miếng cau nhỏ nhưng vẫn khó khăn với mẹ. (11) Đọc những vần thơ ấy, ai không rưng rưng nghẹn ngào, không thảng thốt giật mình nghĩ tới mẹ của mình để rồi tự vấn lương tâm “ mình đã làm được gì cho mẹ?” giống như nhà thơ, kết thúc bài thơ bằng câu hỏi tu từ không lời đáp: “Ngẩng hỏi giời vậy/- Sao mẹ ta già?/Không một lời đáp/ Mây bay về xa”. (12) Với thể thơ 4 chữ, hình ảnh thơ mộc mạc gần gũi cùng Kết nghệ thuật đối lập tương phản, bài thơ đã gây bao xúc động trong lòng người đọc bởi cảm xúc chân thành, đoạn chạm đến tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người: TÌNH MẪU TỬ. (13) Chúng ta, những người làm con hãy ghi nhớ công ơn trời biển của cha mẹ và hãy làm sao để nụ cười luôn nở trên môi của mẹ nhé.