Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Giới thiệu chủ điểm và Đọc: Lời của cây (Trần Hữu Thung) - Thu Sương

pptx 67 trang Đức Chiến 25/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Giới thiệu chủ điểm và Đọc: Lời của cây (Trần Hữu Thung) - Thu Sương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_chan_troi_sang_tao_bai_1_tieng_noi_c.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Giới thiệu chủ điểm và Đọc: Lời của cây (Trần Hữu Thung) - Thu Sương

  1. Bài 1 Giáo viên: Thu Sương
  2. Các em hãy cùng theo dõi đoạn phim ngắn sau đây và cùng chia sẻ cảm xúc của bản thân khi xem xong đoạn phim các em nhé!
  3. 1 Thơ 4 chữ, thơ 5 chữ 2 Hình ảnh trong thơ 3 Vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ 4 Thông điệp
  4. 1 Thơ 4 chữ, thơ 5 chữ Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi Chú bé loắt choắt dòng có bốn chữ, thường có Cái xắc xinh xinh nhịp 2/2. Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, Đêm nay Bác ngồi đó thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3. Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.
  5. 2 Hình ảnh trong thơ Là những chi tiết, cảnh tương tự thực tế cuộc sống, được tái hiện lại ngôn từ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. Trong câu thơ: “Cha mượn cho con buồm trắng nhé, Để con đi...” buồm trắng là niềm khao khát của con được đi đến những bờ bến mới.
  6. 3 Vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ Vần Vần chân: Vần được gieo ở cuối dòng thơ. Vần lưng: Vần gieo ở giữa câu thơ. Vai trò của vần: Liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ, làm cho câu thơ, dòng thơ dễ nhớ dễ thuộc.
  7. 3 Vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ Nhịp Nhịp thơ được thể hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng/ngắt dòng đều đặn cuối mỗi dòng thơ. Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng biểu đạt nội dung thơ.