Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Bài học cuộc sống - Tìm hiểu Tri thức ngữ văn
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Bài học cuộc sống - Tìm hiểu Tri thức ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_7_chan_troi_sang_tao_bai_2_bai_hoc_cuo.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Bài học cuộc sống - Tìm hiểu Tri thức ngữ văn
- TÌM HIỂU Tri thức ngữ văn Bài 2 – Ngữ văn 7 – CTST
- TRUYỆN NGỤ NGÔN LÀ GÌ?
- TRUYỆN NGỤ NGÔN LÀ GÌ? - Là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. - Thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
- Sự kiện (hay sự việc) của truyện ngụ ngôn - là yếu tố quan trọng góp phần làm nên câu chuyện. Trong truyện ngụ ngôn, một câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính.
- Cốt truyện của truyện ngụ ngôn - Thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm ) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó.
- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn - Có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thưởng được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, cừu, cây sậy, thầy bói, bác nông dân,... Từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật ngụ ngôn, người nghe, người đọc có thể rút ra những bài học sâu sắc.
- Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện: + Ngôi thứ nhất; + Ngôi thứ ba. Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm mọi hoạt động của nhân vật, bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy. Lời nhân vật: lời nói trực tiếp của nhân vật có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.
- Tình huống truyện: tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. Qua đó, ý nghĩa của câu chuyện được khơi sâu. Không gian trong truyện: khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện. (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng,...) Thời gian trong truyện: một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể.
- Truyện ngụ ngôn là - những truyện bịa đặt có ngụ ý về những bài học; về kinh nghiệm sống, đạo lí. - Phản ánh sự phản kháng đối với xã hội, đả kích giai cấp thống trị với những thói hống hách, ngang ngược, quyền thế và dạy người ta những kinh nghiệm ứng phó với chúng. - Nhân vật truyện ngụ ngôn được lựa chọn một cách tự do, phóng túng, miễn là “khớp” được cái ý tưởng bóng gió xa xôi mà người ta “gá gửi” vào đó. - Truyện thường mượn vật để nói người, dùng đặc điểm, tính cách, hành động của các con vật hoặc cỏ cây hoa lá để bóng gió chuyện con người, kín đáo nêu lên bài học nào đó cho con người.
- LUYỆN TẬP PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Trong truyện nói Trong truyện Yếu tố chung ngụ ngôn Đề tài Cốt truyện Sự kiện/sự việc Nhân vật