Bài giảng Vật lý Lớp 9 - Tiết 56: Mắt cận, mắt lão - Lê Văn Dũng

1.Những biểu hiện của tật cận thị.

C1. Hãy khoanh tròn vào dấu + trước những biểu hiện mà em cho là triệu chứng của tật cận thị.

      +  Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

      +  Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường.

      +  Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

      +  Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường.

ppt 18 trang mianlien 04/03/2023 2800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lý Lớp 9 - Tiết 56: Mắt cận, mắt lão - Lê Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_ly_lop_9_tiet_56_mat_can_mat_lao_le_van_dung.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lý Lớp 9 - Tiết 56: Mắt cận, mắt lão - Lê Văn Dũng

  1. * Câu hỏi: 1. Thế nào là điểm Cc , điểm Cv , khoảng Cc , khoảng Cv ? * Trả lời: 1. - Điểm Cc là điểm gần mắt nhất mà vật đặt ở đó mắt nhìn rõ vật. - Điểm Cv là điểm xa mắt nhất mà vật đặt ở đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được vật. - Khoảng Cc là khoảng cách từ điểm Cc đến mắt. - Khoảng Cv là khoảng cách từ điểm Cv đến mắt.
  2. I. Mắt cận. 1. Những biểu hiện của tật cận thị. C1. Hãy khoanh tròn vào dấu + trước những biểu hiện mà em cho là triệu chứng của tật cận thị. O+ Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường. + Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường. O+ Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ. O+ Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường.
  3. I. MẮT CẬN. 1. Những biểu hiện của tật cận thị. - Mắt cận nhìn rõ những vật gần mắt, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. - Điểm Cv của mắt cận thị gần hơn mắt bình thường.
  4. C4. Để giải thích tác dụng của kính cận, em hãy vẽ ảnh của vật AB qua kính cận như hình 49.1 SGK. B B’ A F Cv A’ Kính cận Mắt Hỏi: Khi không đeo kính, điểm cực viễn của mắt cận ở Cv. Mắt có nhìn rõ vật AB hay không? Tại sao? Đáp: Mắt không nhìn rõ vật AB. Vì vật AB nằm ngoài điểm Cv.
  5. 2. Cách khắc phục tật cận thị. - Kính cận là thấu kính phân kỳ. - Mắt cận phải đeo TKPK để nhìn rõ các vật ở xa. - Kính cận thích hợp có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. II. MẮT LÃO. 1. Những đặc điểm của mắt lão. Mắt lão là mắt của những người già. Lúc đó cơ vòng đỡ của thể thủy tinh đã yếu, nên khả năng điều tiết kém hẳn đi. Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần như hồi còn trẻ. Điểm Cc của mắt lão xa mắt hơn so với mắt bình thường.
  6. 2. Cách khắc phục tật mắt lão. C6. Giải thích tác dụng của kính lão. Để giải thích,hãy vẽ ảnh của vật AB qua kính lão. Cho biết tiêu điểm của kính ở F như hình sau. B’ B Cc A’ F A O
  7. B’ B Cc A’ F A O Hỏi: Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của vật AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào? Yêu cầu này có thực hiện được không với kính lão nói trên? Đáp: Khi đeo kính thì ảnh A’B’ của vật AB phải hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận (Cc) của mắt thì mắt mới nhìn rõ ảnh này. Với kính lão trong bài thì yêu cầu này hoàn toàn được thỏa mãn.
  8. III. VẬN DỤNG. C8. Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận (OCc) của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thị và khoảng cực cận của mắt một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết.  Trả lời. Đo khoảng cực cận của từng trường hợp bằng cách dùng bảng đo thị lực hoặc máy đo thị lực. So sánh các khoảng cực cận với nhau. Ta có thể rút ra kết luận: (OCc) mắt lão (OCc) mắt thường (OCc) cận thị
  9. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG * Biện pháp bảo vệ mắt: - Tích cực bảo vệ môi trường trong lành, không có ô nhiễm và có thói quen làm việc khoa học. - Người có tật mắt cận thị không nên tham gia giao thông vào buổi tối,khi trời mưa và với tốc độ cao. - Cần bảo vệ mắt, tránh nguy cơ tật nặng hơn. Thông thường người bị tật cận thị khi 25 tuổi thì thủy tinh thể ổn định tật không nặng thêm.