Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn Sinh học

I. Nội dung ôn tập
A. Các vấn đề chung
1. Kiến thức
- Nắm được những tri thức cơ bản về cơ sở vật chất, cơ chế, qui luật của các hiện
tượng di truyền và biến dị.
- Hiểu được mối quan hệ giữa di truyền học với con người và những ứng dụng của
nó trong các lĩnh vực công nghệ Sinh học, Y học, chọn giống.
- Giải thích được mối quan hệ giữa cá thể với môi trường thông qua sự tương tác
giữa các nhân tố sinh thái và sinh vật.
- Hiểu được bản chất các khái niệm về quần thể xã, hệ sinh thái và những đặc điểm,
tính chất của chúng.
- Phân tích được những tác động của con người đưa đến sự suy thoái môi trường.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, thí nghiệm.
- Phát triển kỹ năng: Tư duy thực nghiệm – qui nạp, tư duy lý luận (phân tích, so sánh,
tổng hợp, khái quát hóa).
- Giải các bài tập di truyền trong phạm vi chương trình Sinh học lớp 9 
pdf 5 trang Hải Anh 15/07/2023 7780
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfcau_truc_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_cap_tinh_mon_sinh_h.pdf

Nội dung text: Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn Sinh học

  1. - Học sinh hiểu được các khái niệm: Di truyền, biến dị, tính trạng, cặp tính trạng tương phản, dòng (giống) thuần chủng, đồng tính, phân tích, đồng hợp, dị hợp, trội không hoàn toàn, trội hoàn toàn, gen, gen alen, gen không alen, kiểu gen, kiểu hình, tỷ lệ phân li, số loại giao tử, kiểu gen, kiểu hình ở các phép lai đơn, lai kép. - Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen. - Trình bày các thí nghiệm của Menđen, giải thích kết quả các thí nghiệm của Menđen. - Nêu nội dung, ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li, qui luật phân li độc lập. - Thế nào là lai phân tích? Nêu ý nghĩa của lai phân tích. - Thế nào là biến dị tổ hợp? Ý nghĩa của biến dị tổ hợp. 2. Kỹ năng Làm được các bài tập di truyền trong các phép lai theo qui luật phân li, quy luật phân li độc lập. CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ 1. Kiến thức - Nêu tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể. - Hình thái, cấu trúc, chức năng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn. - Trình bày được biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào. - Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân, giảm phân, nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân. - Trình bày sự phát sinh giao tử ở động vật, So sánh sự phát sinh giao tử đực, cái ở động vật. - Hiểu được cơ chế di truyền của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và phát sinh giao tử, thụ tinh. - Hiểu được bản chất của thụ tinh, ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - Đặc điểm, chức năng nhiễm sắc thể giới tính, phân biệt nhiễm sắc thể giới tính với nhiễm sắc thể thường, cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính, các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính, ý nghĩa của nghiên cứu giới tính trong trồng trọt, chăn nuôi. - Trình bày thí nghiệm của Moocgan, hiểu được thế nào là di truyền liên kết. Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen như thế nào? - Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết, ý nghĩa của di truyền liên kết trong lĩnh vực giống. 2. Kỹ năng - Nhận dạng được nhiễm sắc thể trong các kỳ nguyên phân, giảm phân. - Giải các bài tập di truyền liên quan tới nguyên phân, giảm phân, phát sinh giao tử, thụ tinh. - Bài tập liên quan đến di truyền liên kết. - Bài tập di truyền liên kết giới tính. 2
  2. - Các phương pháp nghiên cứu di truyền người. Ưu điểm của từng phương pháp. - Nhận biết được các bệnh và tật di truyền ở người. - Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh các bệnh và tật di truyền ở người. 2. Kỹ năng - Biết lập phả hệ. - Dựa vào phả hệ xác định kiểu di truyền, xác định kiểu gen, kiểu hình các thế hệ trong gia đình. - Giải thích một số bệnh, tật di truyền ở người. CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC 1. Kiến thức - Công nghệ tế bào. Ứng dụng của công nghệ tế bào. - Kỹ thuật gen. Các khâu của kỹ thuật gen. Ứng dụng của kỹ thuật gen. - Công nghệ Sinh học. Vai trò của công nghệ Sinh học. - Tự thụ phấn. Giao phối cận huyết. Hiện tượng thoái hóa. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết. Vai trò tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống. - Phương pháp tạo giống thuần. - Ưu thế lai. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. Tại sao ưu thế lai thể hiện cao nhất ở F1? Các phương pháp tạo ưu thế lai. - Vai trò chọn lọc trong chọn giống. Các phương pháp chọn lọc. Ưu nhược điểm của từng phương pháp chọn lọc. 2. Kỹ năng Giải thích những ứng dụng di truyền học trong việc sản xuất giống. PHẦN II. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG I. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Kiến thức - Khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật. Giới hạn sinh thái. - Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố sinh thái hữu sinh. - Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. Mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài. 2. Kỹ năng - Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường. - Liên hệ, vận dụng giải thích ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật. - Phân tích, tổng hợp rút ra sự thích nghi của sinh vật. - Nhận dạng được các mối quan hệ cùng loài và khác loài. 4