Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 8

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Người xưa đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Chính vì thế việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác vô cùng quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài. Công việc này không dễ dàng, cần nhiều thời gian và công sức của thầy và trò. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi xin chia sẽ với quý đồng nghiệp chuyên đề: “Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 8”.

II. NỘI DUNG

1. Thực trạng

- Nội dung bồi dưỡng chưa đồng bộ, giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu.

- Một số trường nhỏ số lượng học sinh ít nên rất khó chọn đội tuyển, đa số học sinh thi các môn theo sở thích và có khả năng đạt giải cao như Toán, vật lý, hóa học,..

- Nhiều học sinh cho rằng Tiếng Anh là môn học khó, nên có tâm lý sợ học môn Tiếng Anh, chỉ học đối phó ở trên lớp.  Môn Tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó,  đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp học tốt.

- Vì vậy để cho học sinh giỏi môn Tiếng anh và có được những kĩ năng cần thiết và việc bồi dưỡng đạt được kết quả cao là điều khó khăn cho giáo viên.

2. Các biện pháp thực hiện

- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn nhưng rất vinh dự. Học sinh giỏi thường có tố chất đặc biệt khác với các học sinh khác về kiến thức, khả năng tư duy. Như vậy tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. 

- Việc giảng dạy cho học sinh nắm được chương trình có lẽ phần lớn các giáo viên có thể thực hiện được nhưng việc bồi dưỡng học sinh giỏi không phải giáo viên nào cũng đảm nhận được, theo tôi một giáo viên dạy học sinh giỏi muốn có hiệu quả thì cần đảm bảo được các yêu cầu như sau: Trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, uy tín và thời gian.

2.1. Phát hiện và chọn đội tuyển học sinh giỏi 

Khi chọn học sinh vào đội tuyển để bồi dưỡng, giáo viên cần lưu ý:

doc 7 trang Hải Anh 12/07/2023 5120
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_anh_8.doc

Nội dung text: Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 8

  1. - Học sinh giỏi là những em có niềm say mê, yêu thích bộ môn, có tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có tri nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm). Một trong những biểu hiện của các em là có khả năng diễn đạt đi kèm với các biểu hiện bên ngoài như ánh mắt sáng, cách nói lưu loát, rất nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống. - Một điều không thể thiếu được khi chúng ta phát hiện học sinh giỏi bộ môn ngoại ngữ đó là tính cần cù của học sinh. Học ngoại ngữ đòi hỏi người học phải thực sự cần cù vì khối lượng kiến thức, số lượng từ vựng nhiều, các em phải thường xuyên ôn tập lại. Hơn nữa càng thực hành thì các em càng khắc sâu được kiến thức. 2.2. Phương pháp và nội dung bồi dưỡng a. Giáo dục tư tưởng cho học sinh Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho môn học này do đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học khác. Để các em có thái độ tích cực, tôi phân tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc học thi học sinh giỏi chứ không đơn thuần là học tập để thi là xong. Kiến thức tiếng Anh sẽ theo các em trong quá trình học tập cũng như lợi ích của nó trong công việc tương lai của các em sau này. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng của môn học và có thái độ tích cực hơn trong khi ôn tập. b. Hướng dẫn học sinh tự học - Phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh tự học, và theo tôi con đường ngắn nhất để một học sinh đạt được kết quả học tập tốt là phải tự học, tự nghiên cứu. Nhưng động lực để giúp các em tự học, tự nghiên cứu chính là niềm say mê, hứng thú đối với môn học. - Để giúp các em có được niềm say mê này không ai khác chính là người thầy trực tiếp giảng dạy. Hơn nữa trong quá trình tự tìm tòi, học hỏi các em càng được củng cố và tăng cường thêm niềm say mê và sự hứng thú. Ngoài việc học và làm các bài tập giáo viên yêu cầu học sinh phải thường xuyên tự đọc và nghiên cứu các loại sách mà giáo viên đó giới thiệu, có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau. c. Thực hành là “chìa khoá” của mọi sự thành công “ Trăm hay không bằng tay quen” do vậy trong quá trình bồi dưỡng học sinh tôi dành rất nhiều thời gian cho các em thực hành. Có những bài tập có thể cho các em làm đi làm lại một vài lần vì với số lượng kiến thức khổng lồ các em sẽ không thể khắc sâu nếu các em chỉ được thực hành một lần. d. Sách là công cụ ôn tập quan trọng Việc bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi cần phải cho học sinh thực hành làm thật nhiều các dạng bài tập nâng cao khác nhau. Giáo viên nên sưu tầm nhiều loại sách nâng cao hay qua từng năm học, giới thiệu nhà xuất bản và tác giả nổi tiếng cho HS.
  2. Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có một tiết luyện tập để củng cố kiến thức; và cứ sau 5, 6 tiết thì cần có một tiết ôn tập để củng cố khắc sâu. Cần Soạn thảo một tiết học có: + Kiến thức cần truyền đạt (lý thuyết, ví dụ, ). + Bài tập vận dụng. + Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp). - Một số giờ ôn tập, giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải theo hệ thống. Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ thống được mà đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của giáo viên. - Cần lưu ý rằng: Tùy thuộc vào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh mà lựa chọn mức độ bài khó và từng dạng luyện tập nhiều hay ít. - Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các đề thi học sinh giỏi, rút ra yêu cầu, mức độ đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng; từ đó lựa chọn hệ thống bài luyện tập phù hợp với chương trình thi. - Chọn lọc một số đề thi qua các kỳ thi học sinh giỏi để hướng dẫn học sinh. i. Rèn các kỹ năng và cách làm bài - Luyện nghe: Chọn giáo trình nghe phù hợp, nội dung từ cơ bản đến nâng cao, đa dạng các bài luyện nghe với nhiều giọng, các tình huống, dạng bài tập khác nhau. - Luyện phát âm: Hướng dẫn học sinh phát âm đúng, phiên âm chính xác. - Mở rộng vốn từ: Giáo viên cung cấp cho học sinh cách thành lập từ loại. - Luyện đọc hiểu: Chủ đề càng đa dạng thì vốn từ của học sinh càng phong phú. - Luyện viết: Các dạng bài tập từ dễ đến khó, viết câu, biến đổi câu, đến viết đoạn văn, e-mail, lá thư. - Hướng dẫn các kĩ năng phân tích đề và cách làm bài sao cho có hiệu quả. j. Kiểm tra kiến thức và rút kinh nghiệm - Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, bởi lẽ nếu ta chỉ dạy mà không kiểm tra thì ta sẽ không thể biết được sự tiếp thu kiến thức của học sinh đạt đến mức độ nào. - Việc rút kinh nghiệm sau mỗi bài kiểm tra thật rất cần thiết, từ những lần rút kinh nghiệm học sinh có thể nhận ra mình còn yếu ở phần nào để có thể khắc phục. 3. Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi - Kiến thức cơ bản và nâng cao trong chương trình SGK tiếng Anh THCS về ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu, nghe, viết . - Tập trung bồi dưỡng đều các kỹ năng và các dạng bài tập có trong đề thi. + Listening: Listening for general/detailed information + Phonetic; Vocabulary; Word forms. + Language Focus: Grammar.
  3. i. Word forms: noun, verb, adjective., adverb . j. Structures - S + V + adj + enough + for O + to V - S + V + too+ adj+ for O + to V - S + V + so + adj/adv + that clause. - S + V + such + a/an + adj + N + that cl. - S + be + adj + (for O) + to v - It takes + s.b + time + to do sth. - Do you mind/would you mind + V-ing ? - Do you mind if I + V ? - Would you mind if I + V2/ed .? k. Adjectives or adverbs. l. Adverbs of manner, time, place. *Exercise: - True or false - Complete the sentences - Gap fill - Find and correct the mistakes - Multiple choice - Word forms. - Give the correct tense or form of the verbs. - Rewrite the sentences - Write a passage/ e-mail/a letter - Sentence building. III. KẾT LUẬN Để bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả người thầy phải không ngừng trau dồi chuyên môn cộng với lòng nhiệt tình, có sáng tạo, có phương pháp giảng dạy phù hợp. Người thầy cần truyền cảm hứng học tập cho học sinh, giúp các em say mê với môn học. Thầy cần gần gũi với học sinh, biết cách động viên kích thích lòng say mê, sáng tạo của học sinh. Thực tế cho thấy việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc đầy khó khăn nó đòi hỏi rất cao ở người giáo viên. Với lòng yêu nghề, mến trẻ thì có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt công việc đó. Phong Thạnh Tây, ngày 04 tháng 01 năm 2020 TM. TỔ BỘ MÔN Tổ phó Huỳnh Thanh Tùng