Chuyên đề Công tác phát hiện, chọn đội tuyển và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh Học 9

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Công tác phát hiện, chọn đội tuyển và bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng của ngành mà còn là nhân tố thúc đẩy phong trào học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh. Thông qua giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi mà năng lực của giáo viên, học sinh được nâng lên. 

Nói đến việc chọn lựa và bồi dưỡng học sinh giỏi nhất là học sinh giỏi môn sinh học 9 ở các trường vùng sâu, vùng xa là một công việc cực kì khó khăn. Thậm chí nhiều năm liền bồi dưỡng cũng không có học sinh đạt giải vòng thị xã, vòng tỉnh. Mặc dù đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng đáng tiếc tỉ lệ thành công còn khiêm tốn và số học sinh giỏi môn sinh 9 cũng chưa nhiều.

Từ vấn đề trên, tôi xin chia sẽ với quý đồng nghiệp chuyên đề: “Công tác phát hiện, chọn đội tuyển và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9”.

B. NỘI DUNG

I. Thực trạng

- Được sự quan tâm, chỉ đạo của nhà trường, ngay từ đầu năm đã lên kế hoạch treo giải thưởng, phân công giáo viên chọn đội tuyển và bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Trường nhỏ số lượng học sinh ít nên rất khó chọn đội tuyển, đa số học sinh thi các môn theo sở thích và có khả năng đạt giải cao.     

- Nội dung bồi dưỡng chưa đồng bộ, giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu.

- Trong chương trình sinh học lớp 9 số tiết dạt trên lớp ít 2 tiết/tuần,  cả năm chỉ có 1 tiết bài tập chương I: Các quy luật di truyền của Menđen. Trong khi đó đề thi học sinh giỏi đa số cho bài tập, đây là khó khăn lớn cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền.

- Riêng về học sinh, do kiến thức ở lớp 9 quá mới so với kiến thức ở các lớp trước như những diễn biến của các quá trình sinh học xảy ra trong tế bào: nguyên phân, giảm phân, cơ chế tự nhân đôi của ADN, cơ chế tổng hợp ARN, tổng hợp prôtêin... nên khi bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền dạng này thường các em tỏ ra lúng túng, ngỡ ngàng.

doc 12 trang Hải Anh 12/07/2023 7000
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Công tác phát hiện, chọn đội tuyển và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh Học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_cong_tac_phat_hien_chon_doi_tuyen_va_boi_duong_hoc.doc

Nội dung text: Chuyên đề Công tác phát hiện, chọn đội tuyển và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh Học 9

  1. - Kết quả thi vòng TX, vòng tỉnh đã qua chưa khả quan. II. Các biện pháp thực hiện 1. Phát hiện và chọn đội tuyển học sinh giỏi Học sinh giỏi là những em có niềm say mê, yêu thích bộ môn, có tư chất bẩm sinh, như tiếp thu tính toán nhanh, có trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm). Một trong những biểu hiện của các em là có khả năng diễn đạt đi kèm với các biểu hiện bên ngoài như ánh mắt sáng, cách nói lưu loát, rất nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống. 2. Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi Theo giới hạn nội dung, chương trình ôn thi học sinh giỏi cấp TX từ năm học 2019 - 2020 của Phòng GD&ĐT Giá Rai. Chương I. Các thí nghiệm của Men Đen. Chương II. Nhiễm sắc thễ. Chương III. ADN và Gen. Chương IV. Biến dị 3. Phương pháp bồi dưỡng a. Giáo dục tư tưởng cho học sinh Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho môn học này do đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học khác. Để các em có thái độ tích cực, tôi phân tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc học thi học sinh giỏi chứ không đơn thuần học để thi là xong. Kiến thức sinh học sẽ theo các em trong quá trình học tập cũng như lợi ích của nó trong công việc tương lai của các em sau này. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng của môn học và có thái độ tích cực hơn trong khi ôn tập. b. Hướng dẫn học sinh tự học - Phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh tự học, và theo tôi con đường ngắn nhất để một học sinh đạt được kết quả học tập tốt là phải tự học, tự nghiên cứu. Nhưng động lực để giúp các em tự học, tự nghiên cứu chính là niềm say mê, hứng thú đối với môn học. - Việc bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi cần phải cho học sinh thực hành làm thật nhiều các dạng bài tập nâng cao khác nhau. Giáo viên nên sưu tầm nhiều loại sách nâng cao hay qua từng năm học, giới thiệu nhà xuất bản và tác giả nổi tiếng cho HS.
  2. + Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp). - Một số giờ ôn tập, giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải theo hệ thống. Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ thống được mà đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của giáo viên. - Chọn lọc một số đề thi qua các kỳ thi học sinh giỏi để hướng dẫn học sinh. - Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, bởi lẽ nếu ta chỉ dạy mà không kiểm tra thì ta sẽ không thể biết được sự tiếp thu kiến thức của học sinh đạt đến mức độ nào. - Việc rút kinh nghiệm sau mỗi bài kiểm tra thật rất cần thiết, từ những lần rút kinh nghiệm học sinh có thể nhận ra mình còn yếu ở phần nào để có thể khắc phục. f. Phương pháp thực hành giải bài toán sinh học Quá trình giải bài toán gồm 4 bước: - Bước 1: Lĩnh hội nội dung bài toán: Học sinh tiến hành phân tích các điều kiện, các yêu cầu, thiết lập mối quan hệ giữa điều kiện và yêu cầu, phát hiện ra các mâu thuẫn giữa chúng để phát biểu ra mâu thuẫn đó. - Bước 2: Lập chương trình giải: Học sinh biến đổi các điều kiện, tìm ra các dữ kiện bổ sung, phát biểu lại bài toán để đưa ra những giả định cho chương trình giải. Trong quá trình này học sinh có thể phải liên tiếp đưa ra các bài toán trung gian. - Bước 3: Thực hiện chương trình giải: Lần lượt thực hiện các phép tính. - Bước 4: Kiểm tra lời giải. Với các bước giải như trên, quá trình giải bài toán đưa đến cho người giải không chỉ kiến thức mới, mà cả kĩ năng giải. * Phương pháp giảng dạy kiến thức quy luật: Ta có thể giảng dạy quy luật sinh học theo một quy trình như sau: - Bước 1: Đặt nhiệm vụ nhận thức: Giáo viên ra bài tập, gọi học sinh đọc kết quả thí nghiệm trong sách giáo khoa rồi giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề cho học sinh trả lời. - Bước 2: Giới thiệu nội dung định luật: Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện tính quy luật của hiện tượng đang xét. - Bước 3: Phân tích bản chất của quy luật: Bước này cần làm sáng tỏ những mối quan hệ nhân quả, cơ chế quy định tính quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng đang khảo sát. - Bước 4: Phân tích ý nghĩa của quy luật: Cần nêu được vai trò của quy luật trong sinh học trong việc giải quyết bài tập.
  3. - Pa: cặp bố mẹ xuất phát ban đầu trong Phép lai phân tích. - G: giao tử được tạo ra. - Phép lai được kí hiệu bằng dấu: . - F1: thế hệ con của cặp bố mẹ xuất phát ban đầu (P). - Fa: thế hệ con trong Phép lai phân tích. - Fn: thế hệ con của Fn-1. - Giống đực: ♂ ; giống cái: ♀. 3. Nội dung định luật - Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau: + Định luật đồng tính: Khi lai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản, thì F1 có kiểu hình đồng nhất biểu hiện tính trạng 1 bên của bố hoặc mẹ. Tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội, tính trạng không biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn. + Định luật phân tính: Khi cho các cơ thể lai F 1 tự thụ phấn hoặc giao phấn thì F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội:1 lặn. Ở chuột, gen quy định tính trạng hình dạng lông nằm trên NST thường. Lông xù là trội hoàn toàn so với lông thẳng. - Lai phân tích: Là phép lai giữa cơ thể mang tính trang trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp. + Nếu thế hệ lai sinh ra đồng tính thì cơ thể có kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu thế hệ lai sinh ra phân tính thì cơ thể có kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp. VD: Lai phân tích đậu hạt vàng (có KG AA hoặc Aa) với đâu hạt xanh (KG: aa) + Nếu Fa đồng tính hạt vàng thì cây đậu hạt vàng muốn tìm KG có KG đồng hợp trội (AA) + Nếu Fa phân tính (1 vàng : 1 xanh) thì cây đậu hạt vàng muốn tìm KG có KG dị hợp trội (Aa) II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI VÀ CÁC BÀI TẬP 1. Phương pháp giải bài toán thuận: Biết kiểu hình của P, tính trạng trội, lặn. Từ đó tìm kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai. - Bước 1: Dựa vào đề bài quy ước gen trội, lặn (nếu đề bài đã cho thì bỏ qua bước này). - Bước 2: Từ kiểu hình của P xác định kiểu gen của P.
  4. - Tỉ lệ kiểu hình: 100% quả đỏ + Trường hợp 2:P: Quả đỏ Quả vàng Aa aa GP: A, a a F1: Aa : aa - Tỉ lệ kiểu gen : 1 Aa : 1 aa - Tỉ lệ kiểu hình: 1 quả đỏ : 1 quả vàng Bài tập 3. Ở bò tính trạng không có sừng trội hoàn toàn so với tính trạng sừng. Khi cho giao phối hai bò thuần chủng con có sừng với con không có sừng được F1. Tiếp tục cho F1 giao được F2. a. Lập sơ đồ lai của P và F. b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả như thế nào? * Bước 1: quy ước gen trội, lặn. Theo đề bài qui ước: gen A qui định không có sừng. gen a qui định có sừng. a. Sơ đồ lai của P và F2. * Bước 2: Từ kiểu hình của P xác định kiểu gen của P - Kiểu gen P Bò thuần chủng không có sừng mang là AA. - Kiểu gen P Bò thuần chủng có sừng mang là aa. * Bước 3: Viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình của F. - Sơ đồ lai của P: Không sừng x Có sừng AA aa GP A a F1 Aa – 100% bò không sừng - Sơ đồ lai của F1: F1 x F1. F1 Không sừng x Không sừng Aa Aa .GP AA : Aa : Aa : 1aa Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình: 3 không có sừng : 1 có sừng.
  5. - Qui ước gen: A qui định cây Quả đỏ; a qui định Quả vàng. - Tỉ lệ 3 : 1 Chứng tỏ P 2 kiểu gen dị hợp Aa. - Sơ đồ lai: P: Quả đỏ x Quả đỏ Aa Aa GP A, a A, a F1 AA: Aa: Aa : aa Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa Kiểu hình 3 hoa đỏ : 1 hoa vàng Bài tập 2: Ở người gen A quy định mắt đen, gen a quy định mắt xanh. Mắt đen là trội hoàn toàn với mắt xanh. Xác định bố và mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có đứa mắt đen, có đứa mắt xanh. Lập sơ đồ lai minh hoạ. - Quy ước : A - mắt đen; a - mắt xanh - Mắt xanh có kiểu gen aa - Mắt đen có kiểu gen AA hoặc Aa - Để sinh ra con mắt xanh (aa) thì cả bố và mẹ đều mang gen a - Để sinh ra con mắt đen thì bố hoặc mẹ mang gen A = > Kiểu gen của bố hoặc mẹ là Aa - Sơ đồ lai 1: P: mắt đenx mắt đen Aa Aa GP A, a A, a F1 AA: Aa: Aa : aa Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa Kiểu hình 3 Mắt đen : 1 mắt xanh - Sơ đồ lai 2: P: mắt đenx mắt đen Aa aa GP A, a a F1 Aa: aa Kiểu gen: 1Aa: 1aa
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIÁ RAI TRƯỜNG THCS PHONG THẠNH TÂY CHUYÊN ĐỀ: CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, CHỌN ĐỘI TUYỂN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9 CÓ HIỆU QUẢ Người thực hiện: Huỳnh Văn Giàu Tháng 9 năm 2020