Chuyên đề Hướng dẫn ôn tập học kỳ I môn Sinh Học 9

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

          Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là khâu rất quan trọng thể  hiện việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Là giáo viên ai cũng mong cho học trò mình đạt điểm cao trong các lần kiểm tra, nhất là điểm kiểm tra học kỳ, vì  nó có ảnh hưởng lớn đến việc xếp loại học lực cuối học kỳ. 

Bên cạnh các em học sinh tích cực đạt điểm cao vẫn còn một số em thờ ơ, không quan tâm đến điểm số kiểm tra mặc dù giáo viên đã cố gằng hết sức ôn tập sát theo cấu trúc đề. Vậy ôn tập như thế nào để đạt hiệu quả và khi làm bài kiểm tra học kỳ đa số học sinh đạt điểm trung bình trở lên chính là điều mà mỗi giáo viên giảng dạy đều mong muốn.

II. NỘI DUNG

1. Thuận lợi

-Cấu trúc đề kiểm tra được Phòng Giáo dục& Đào tạo gửi về các trường trước khi kiểm tra học kì để giáo viên giới hạn, ôn tập cho học sinh.

- Hình thức, nội dung cấu trúc cũng thể hiện được từng mức độ, phù hợp với năng lực học sinh đại trà và cũng có nội dung phân hóa đối với học sinh.

- Căn cứ vào đó, giáo viên khá dễ dàng định hướng ôn tập cho học sinh.

2. Khó khăn

- Đôi khi giáo viên ra đề kiểm tra học kỳ còn đánh đố học sinh làm cho giáo viên khi ôn tập gặp nhiều khó khăn dẫn đến kết quả làm bài không cao.

- Thời gian dành cho tiết ôn tập của bộ môn sinh còn ít.

- Một số em học sinh chưa quan tâm đến việc học không tích cực kh ôn tập.

doc 5 trang Hải Anh 12/07/2023 3220
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Hướng dẫn ôn tập học kỳ I môn Sinh Học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_huong_dan_on_tap_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_9.doc

Nội dung text: Chuyên đề Hướng dẫn ôn tập học kỳ I môn Sinh Học 9

  1. 3. Các giải pháp * Đối với giáo viên - Phải giáo dục cho các em thấy được vai trò, tầm quan trọng của môn học. - Tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái cho học sinh. - Khi ôn tập phải bám sát vào cấu trúc đề. Giáo viên phải xác định được những kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần phải đạt cũng như các tình huống có thể nảy sinh từ đó giáo viên lựa chọn được các phương pháp dạy học phù hợp. - Lựa chọn bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, sao cho đối tượng yếu kém nếu thực sự cố gắng cũng hoàn thành được yêu cầu thầy giao. - Thường xuyên lồng ghép dạy kiến thức mới và nhắc lại kiến thức cũ một cách phù hợp, khoa học để học sinh vừa tiếp thu kiến thức mới đồng thời củng cố kiến thức mà học sinh đã học ở bài trước. - Tổ chức cho các em học sinh có học lực khá, giỏi giúp đỡ các em có học lực yếu, kém. *Đối với học sinh - Phải hiểu đây là một môn học quan trọng có nhiều ứng dụng trong thực tế. - Có thái độ học tập nghiêm túc và tìm hiểu trước kiến thức mới ở nhà. - Phải tích cực hoc tập, tham gia xây dựng bài để lĩnh hội kiến thức mới. 4. Nội dung cần ôn tập theo cấu trúc đề của Phòng GD & ĐT Bài 1: Men đen và di truyền học: 2 câu /1 điểm (TN) Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tt): 1 câu /2 điểm (TL) Bài 8: Nhiễm sắc thể: 1 câu /2 điểm (TL) Bài 9: Nguyên phân: 2 câu /1 điểm (TN) Bài 15: ADN: 2 câu /1 điểm (TN) Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN: 1 câu /2 điểm (TL) Bài 21: Đột biến gen: 2 câu /1 điểm (TN) 2
  2. * Nhiễm sắc thể (NST): Là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm màu bằng thuốc nhuộm có tính chất kiềm. * Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể: Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng. Bài 9: Nguyên phân: 2 câu /1 điểm (TN) Câu 1 : Sự tự nhân đôi của NST diễn ra của kỳ nào của chu kỳ tế bào : Kỳ trung gian Câu 2 : Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là : Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của TB mẹ cho 2 TB con. Câu 3 : Ở Ruồi giấm 2n= 8, 1 tế bào ở kỳ sau nguyên phân thì số NST trong TB là 16 Bài 15: ADN: 2 câu /1 điểm (TN) Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là: Nuclêôtít Câu 2: Các nguyên tố hóa học có mặt trong cấu trúc của ADN là: C, H, O, N, P Câu 3: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là A=T ; G=X Câu 4: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của AND là gì? A liên kết với T, G liên kết với X Câu 5: Trong chu kì tế bào nguyên phân, sự nhân đôi của AND trong nhân diễn ra ở. Kì trunng gian Câu 6: Số nuclêôtit trung bình của gen là: 1200- 3000 nu Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN: 1 câu /2 điểm (TL) Sự khác nhau ADN và ARN Cấu tạo của ADN Cấu tạo của ARN - Có cấu trúc hai mạch song song và - Chỉ có một mạch đơn xoắn lại với nhau - Có chứa loại nuclêôtít timin T mà - Chứa uraxin mà không có timin không có uraxin U - Có kích thước và khối lượng lớn hơn - Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ARN ADN Bài 21: Đột biến gen: 2 câu /1 điểm (TN) 4