Chuyên đề Tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, là con đường cung cấp tri thức lịch sử cho học sinh
MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
1. Đặt vấn đề:
Hiện nay ngành giáo dục đang chủ trương đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng người học là chủ động chiếm lĩnh tri thức, người dạy là người thiết kế và tổ chức các hoạt động để thông qua các hoạt động đó người học lĩnh hội tri thức. Dạy học tích cực là dạy cho học sinh cách nhớ, qua đó rèn luyện cho học sinh các kĩ năng. Dạy học Lịch sử cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.
2. Thực trạng:
Thực trạng của việc dạy và học Lịch sử hiện nay là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều học sinh ở phổ thông hiện nay không thích học và thậm chí là sợ học môn Lịch sử. Có học sinh còn quan niệm học Lịch sử chỉ là học thuộc lòng, “học vẹt”… Nhìn chung học sinh chưa có được một phương pháp học tập môn Lịch sử một cách có hiệu quả. Một trong những nguyên nhân là do cách dạy của giáo viên. Các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động học tập trên lớp trong các giờ học Lịch sử còn nhàm chán, chưa thu hút được học sinh. Giáo viên chỉ là người truyền thụ kiến thức cho người học mà chưa hướng đến việc xây dựng cho học sinh phương pháp học hiệu quả. Giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh tìm “chìa khóa” để mở được kho tri thức Lịch sử. Lịch sử là dòng chảy của những sự kiện những cột mốc thời gian khác nhau. Ở đó học sinh phải có sự ghi nhớ, không phải là ghi nhớ một cách mơ hồ mà lịch sử đòi hỏi tính chính xác. Chính vì vậy để học tốt bộ môn lich sử cần phải có những phương pháp và kinh nghiệm dạy, học hợp lý về tâm lý và thời gian. Một số giáo viên dạy bài kiến thức mới trên lớp chỉ yêu cầu học sinh học một đơn vị kiến thức nào đó để trả bài của tiết học sau tạo sự lười biếng, học vẹt, chẳng hiểu gì về Lịch sử. Để đạt kết quả cao thì cả người dạy lẫn học sinh phải biết cách dạy, cách học, nghĩa là phải biết tạo những biểu tượng lịch sử, hình thành khái niệm là phương pháp tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức.
Từ thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử như trên dẫn đến một yêu cầu của đổi mới là cần hướng dẫn học sinh biết tạo những biểu tượng lịch sử, hình thành khái niệm là phương pháp học Lịch sử có hiệu quả.
File đính kèm:
- chuyen_de_tao_bieu_tuong_hinh_thanh_khai_niem_la_con_duong_c.doc
Nội dung text: Chuyên đề Tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, là con đường cung cấp tri thức lịch sử cho học sinh
- trọng không thể thiếu trong dạy, học Lịch sử; trước hết là bản đồ, tranh, ảnh những phương tiện trực quan này sẽ cụ thể hóa sự kiện quá khứ mà học sinh không thể trực tiếp quan sát được. Ở đây việc sử dụng các hiện vật lịch sử, các đồ phục chế (sa bàn mô hình ) có ý nghĩa rất lớn không chỉ tái tạo hình ảnh quá khứ mà còn gây cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh. Sử dụng các số liệu biểu hiện qua các bảng thống kê, sơ đồ, đồ thị là một biện pháp sư phạm không chỉ tạo được hình ảnh quá khứ mà còn phát triển tư duy cho học sinh. Dường như đến nay giáo viên ít chú ý đến số liệu, tài liệu thống kê trong dạy học Lịch sử. Nhiều người chỉ sử dụng phương pháp định tính (phân tích nêu tính chất ) ít sử dụng phương pháp định lượng. Sử dụng tài liệu lịch sử, tài liệu địa phương và các tài liệu khác là biện pháp có hiệu quả trong việc cụ thể hóa sự kiện để tạo biểu tưởng lịch sử. Sử dụng tiểu sử của các nhân vật lịch sử (chính diện lẫn phản diện) cũng có tác dụng cụ thể hóa một số sự kiện lịch sử. Biện pháp này có nhiều cách tiến hành. Đối với kiểu bài mà kiến thức cơ bản gắn chặt với một hoạt động của nhân vật lịch sử thì cung cấp cho học sinh những nét tiêu biểu của nhân vật lịch sử đó để giúp học sinh nắm được sự kiện liên quan cũng có trường hợp trình bày toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật tiêu biểu cho lịch sử một thời kì nhất định. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng kỉ niệm vào ngày 8/3 Quốc tế phụ nữ và khởi nghĩa Hai Bà Trưng; ví như V.I.Lênin với Cách mạng tháng Mười Nga. Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Cách mạng Việt Nam. Hình tượng hóa một hiện tượng lịch sử nhằm giúp cho học sinh hiểu quá trình diễn biến, bản chất của một sự kiện. Ví như Hồ Chí Minh nêu hình ảnh “con đỉa hai vòi” để nói về quan hệ giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc. 2. Hình thành khái niệm lịch sử: 2.1 Khái niệm lịch sử: Để nắm vững những kiến thức cơ bản của môn học, học sinh phải nắm vững hệ thống khái niệm khoa học. Hình thành khái niệm lịch sử là khâu quan trọng nhất trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Điều này nhiều giáo viên chưa nhận thức được vị trí, ý nghĩa của việc hình thành khái niệm và cũng không có khả năng làm tốt công việc này. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm chất lượng dạy, học Lịch sử ở trường phổ thông. Bởi vì có nắm được khái niệm Lịch sử, học sinh mới nắm được những nét đặc trưng, bản chất của sự kiện lịch sử, mới nhận thức được mối liên hệ, quan hệ chủ yếu của các biến cố và hiện tượng lịch sử. Trong thực tế việc dạy, học, việc tạo biểu tượng và hình thành khái niệm Lịch sử được tiến hành đồng thời không tách ra được; khái niệm hình thành trên cơ sở biểu tượng. Song biểu tượng Lịch sử và khái niệm Lịch sử là hai phạm trù khác nhau. Quá trình hình thành khái niệm được xem như quá trình phát triển tư duy, từ việc nắm kiến thức chưa đầy đủ, chưa hệ thống đến nắm kiến thức đầy đủ hơn sâu sắc hơn. Những thiếu sót khá tiêu biểu mà học sinh thường mắc phải khi nắm các khái niệm lịch sử nhầm lẫn giữa “khái niệm” với “sự kiện” cụ thể, với “thuật ngữ” đồng nhất với việc hình thành khái niệm với “định nghĩa” chung chung; không nắm được các đặc trưng (dấu hiệu) trong nội hàm khái niệm; không phân biệt được đặc trưng chủ yếu và thứ yếu, cơ bản và không cơ bản. Vì vậy trên cơ sở biểu tượng có hình ảnh, chính xác giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành khái
- tầm quan trọng của việc hình thành khái niệm và con đường sư phạm, có hiệu quả cao nhất về công việc này. Thứ nhất: trong quá trình dạy, học lịch sử ở trường phổ thông, học sinh không nắm một khái niệm, mà một hệ thống khái niệm gồm những khái niệm quan hệ với nhau và có một khái niệm trung tâm. Ví như khi học về lịch sử thế giới cổ đại với sự ra đời của giai cấp và nhà nước, học sinh cần nắm hệ thống khái niệm “kinh tế - giai cấp – nhà nước”. Trong khái niệm “giai cấp” giữ vị trí trung tâm. Thứ hai: Việc hình thành khái niệm phải tiến hành trên cơ sở việc tạo biểu tượng và bắt đầu bằng công việc nêu rõ nội dung những đặc trưng cơ bản của khái niệm. Đây là công việc đầu tiên song rất quan trọng vì nó giúp học sinh nắm được bản chất của sự kiện. Ví dụ: Đối với khái niệm “Nô lệ”, “Nông nô”, “nông dân”, “công nhân”. học sinh không nên dừng lại ở hiểu biết rằng đó là những người lao động, bị áp bức. Trên cơ sở tài liệu lịch sử cụ thể giáo viên hướng dẫn các em nêu được những đặc trưng cơ bản, phân biệt các tầng lớp giai cấp này. Như vậy các em mới phân biệt được nhiệm vụ lịch sử, yêu cầu của thời đại đối với những người này. Khi nêu đặc trưng của những khái niệm này, chúng ta sẽ giúp học sinh nắm được những cái chung, cái riêng và đặc thù trong mỗi khái niệm. Như trong các khái niệm trên có một điểm chung - họ là người lao động, bị áp bức, song mỗi loại có một bộ phận và vị trí khác nhau trong lịch sử (“nô lệ” ở thời kì chiếm hửu nô lệ, hoàn toàn phụ thuộc vào “chủ nô”, “công nhân” ở thời kì tư bản chủ nghĩa được “tự do” bán sức lao động, bị bóc lột bằng “giá trị thặng dư”. Thứ ba: Khái niệm được diễn bằng một thuật ngữ. Để nắm được khái niệm cần phải hiểu thuật ngữ diễn đạt nội dung nó. Có khi thuật ngữ diễn đạt được những đặc trưng của khái niệm, nếu sự vật được phản ánh là đơn nhất, khái niệm “trống đồng” nói lên những đặc trưng của trống đồng. Có khi một thuật ngữ diễn đạt một khái niệm có nội dung phức tạp, qua các thời kì lịch sử khác nhau thì việc nắm nội dung của nó cũng không đơn giản, như “Nhà nước cổ đại”, chỉ một bộ máy, tổ chức chính trị ở thời kì chiếm hữu nô lệ. Sau khi học phần lịch sử thế giới cổ đại học sinh mới hiểu được sâu sắc khái niệm này, nó còn được nhiều lần để so sánh với các khái niệm “Nhà nước phong kiến”, “Nhà nước tư sản”. “Nhà nước vô sản”. Thứ tư: Học sinh nắm được khái niệm dễ dàng hơn nếu các em có những cơ sở trực quan. Vì sử dụng đồ dùng trực quan là điều kiện rất quan trọng. Khi học lịch sử thế giới trung đại và cận đại, học sinh gặp khái niệm” công trường thủ công”. Giáo viên có thể đưa cho các em xem bức tranh hay minh họa về cảnh lao động trong một công trường thủ công và các em sẽ nhận thức rằng, đặc trưng của công trường thủ công là có phân công lao động, song lao động bằng tay vẫn giữ vai trò quan trọng. Khi hình thành khái niệm “cách mạng công nghiệp”, giáo viên cần hình thành cho học sinh hai hệ quả (hai mặt) của cách mạng công nghiệp: sự phát minh máy móc, thúc đẩy kĩ thuật, sản xuất phát triển và việc đưa xã hội thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa. Để đạt được yêu cầu này, giáo viên sử dụng sơ đồ sau đây:
- hiểu được thế giới thời kì cận đại, cả thời kì tiếp theo của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc từ nữa sau thế kỉ XIX. Trước hết khái niệm về phương thức sản xuất (sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất) ở một mức độ nhất định, học sinh đã nắm được khi học lịch sử cổ đại, nhất là việc học về công trường thủ công, về sự bóc lột của chủ công trường đối với người lao động làm thuê (Chưa phải là tư sản và vô sản). Trong các bài về cách mạng Hà Lan, thế kỉ XVI, Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII, tính chất tư bản chủ nghĩa của thủ công được trình bày đầy đủ, chi tiết và học sinh đã dần dần thấy rõ tính hơn hẳn của sản xuất tư bản chủ nghĩa so với sản xuất phong kiến và mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời. Những tài liệu, sự kiện về chủ nghĩa tư bản xâm nhập vào nông thôn Anh những thập kỉ đầu thế kỉ XVII làm cho học sinh hiểu rõ nguyên nhân và tiền đề cách mạng tư sản Anh. Các cuộc cách mạng bùng nổ tiếp theo ở Mỹ, Pháp, Đức, Italia, Nhật dưới nhiều hình thức khác nhau càng giúp học sinh đi sâu hơn vào nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng này. Khái niệm chủ nghĩa tư bản tiếp tục được mở rộng nội dung của nó khi học sinh tìm hiểu về xã hội, chính trị, sự phát triển của các nước sau khi cách mạng tư sản thành lập, chế độ tư bản được xác lập, thay cho sự thống trị của phong kiến. Ở đây giáo viên miêu tả và phân loại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được thực hiện trên cơ sở lao động làm thuê. Từ đó, các em hiểu rõ sự xuất hiện hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản. Nhắc lại những kiến thức đã học, giáo viên giúp học sinh phân biệt trình trạng và vị trí của nô lệ, nông nô, công nhân trong lịch sử. Khái niệm chủ nghĩa tư bản được khai thác ở khía cạnh về giai cấp tư sản thống trị giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động khác, để học sinh thấy rõ mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản và nhân dân lao động ngày càng sâu sắc, dẫn tới cuộc đấu tranh mạnh mẽ, gay gắt. Sự phát triển tất yếu của lịch sử mà cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản và vô sản là động lực dẫn tới thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Kết quả là chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thắng lợi cũng như sụp đổ không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản. Như vậy: Sự hình thành khái niệm Chủ nghĩa tư bản tiến hành trong một quá trình học tập khá dài, trải qua các khóa trình lịch sử cận đại, hiện đại thế giới và Việt Nam trên cơ sở các tài liệu sự kiện lịch sử phong phú và sự khái quát lí luận được nâng cao dần. Cuối cùng, sự hình thành khái niệm phải dẫn tới kết quả là vận dụng những khái niệm đã học để tiếp thụ những kiến thức mới vào đời sống. Khi học cách mạng tư sản học sinh sẽ có cơ sở lí luận để đánh giá, nhận định những sự kiện như cuộc cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh tại Bắc Mĩ. Hay những sự kiện xẩy ra ở thời hiện đại. Nắm vững các khái niệm “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa” học sinh mới nhận ra các cuộc chiến tranh trong lịch sử, cũng như những cuộc chiến tranh trên thế giới đang diễn ra ngày nay. Do có nhận thức đúng mà học sinh có thái độ đúng và hành động đúng. 3. Việc nêu quy luật và bài học lịch sử trong quá trình dạy, học lịch sử: Trên cơ sở tạo biểu tượng để hình thành khái niệm, học sinh đã có sự khái quát lí luận song chưa phải đã dừng lại ở đấy mà phải tiến đến nắm quy luật và rút ra bài học lịch sử. Như đã trình bày nghiên cứu khoa học cũng như học tập Lịch sử cũng đạt đến trình độ nắm quy luật (tùy theo yêu cầu và trình độ) và ý nghĩa thực tiễn của việc học Lịch sử là
- Nhấn mạnh những vấn đề quá khứ vẫn có ý nghĩa với thời đại hiện nay (Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, về xã hội hạnh phúc, ấm no, văn minh tiến bộ). Việc so sánh liên hệ, đối chiếu lịch sử với hiện tại phải sát đúng (Tài liệu quá khứ, tình hình hiện nay), thiết thực rút bài học có ích. Hiệu quả của sáng kiến: Năm học 2017 – 2018, tôi đã áp dụng các biện pháp trên với các khối lớp8, 8/1và 8/2 và đã đạt được hiệu quả như sau: Kết quả đầu năm ( trước khi áp dụng- Thông Kết quả cuối học kì I qua khảo sát chất lượng đầu năm) (sau khi áp dụng) TS HS Giỏi Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém 79 4 19 34 16 6 24 33 15 6 1 Kết quả học kì II Kết quả thông qua điểm TB các điểm bài kiểm tra Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 79 40 32 7 0 0 Kết quả cả năm Kết quả thông qua điểm TB các điểm bài kiểm tra Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 79 38 35 6 0 0 Qua đối chiếu so sánh trên thấy rằng số lượng yếu kém, trung bình giảm dần, khá giỏi tăng. Đặc biệt là học sinh yêu bộ môn hơn. Cuối năm học chất lượng nâng cao. Đây chính là chất lượng thực tế qua quá trình áp dụng cải tiến một số biện pháp trong năm học. Được như vậy là nhờ vào sự kiên trì nỗ lực của thầy và trò, sự phối hợp giữa dạy và học, sự quan tâm về việc nâng cao chất lượng dạy và học của tổ chuyên môn của nhà trường. Với các biện pháp và kết quả đạt được như trên tôi đưa ra để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT. 1. Kết luận chung: Trong tình hình thực tế hiện nay, hầu hết học sinh không yêu thích, không đăng kí thi tốt nghiệp hay chất lượng thi vào các trường Đại học thấp là do nhiều yếu tố như lượng