Chuyên đề Thực hiện việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử theo công văn 1122 của sở GDKHCN kết hợp với thông tư 26 của bộ GD&ĐT

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Để nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh cấp trung học, qua đó đánh giá đúng kết quả học tập rèn luyện của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học theo tình thần “dạy thật- học thật” để đạt được mục đích “dạy tốt- học tốt” sở GDKHCN ra công văn 1122 hướng dẫn nghiệp vụ, quy chế công tác kiểm tra đánh giá học sinh cấp trung học từ năm học 2017-2018.

Ngày 26/8/2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011. Thông tư 26 ra đời thể hiện rõ quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đảm bảo hoạt động kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập, vì hoạt động học tập và sự tiến bộ của học sinh. 

Thông tư 26 có hiệu lực từ ngày 11/10/2020, vậy giáo viên THCS nói chung, giáo viên dạy môn Lịch sử nói riêng cần nắm được những điểm mới để thực hiện đúng quy định của Thông tư.

II. NỘI DUNG:

1. Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối với các môn học còn lại.

- Tăng cường đánh giá bằng nhận xét thay vì chỉ đánh giá bằng nhận xét ở một số môn học trước đây như Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật…Việc đánh giá bằng nhận xét nhằm hiện thực mục tiêu định hướng đánh giá phẩm chất, năng lực người học; hay nói cách khác là đánh giá về sự tiến bộ của học sinh.

- Thông tư 26 không chỉ yêu cầu đánh giá bằng nhận xét chung chung mà quy định cụ thể: đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập.

doc 3 trang Hải Anh 11/07/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Thực hiện việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử theo công văn 1122 của sở GDKHCN kết hợp với thông tư 26 của bộ GD&ĐT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_thuc_hien_viec_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_mon_lich.doc

Nội dung text: Chuyên đề Thực hiện việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử theo công văn 1122 của sở GDKHCN kết hợp với thông tư 26 của bộ GD&ĐT

  1. - Như vậy, đối với môn Lịch sử ngoài đánh giá bằng điểm số cần phải đánh giá bằng nhận xét. Có thể hiểu học sinh sẽ được đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác nhau và có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Từ đó, kết quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ sát thực với năng lực của học sinh, giúp các em hình thành, phát triển được phẩm chất, năng lực cơ bản cần thiết trong cuộc sống. 2. Các loại kiểm tra, đánh giá. a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, sản phẩm của học sinh. Đối với môn Sử giáo viên sử dụng kiểm tra đánh giá bằng cách trả bài miệng, hoạt động nhóm, làm bài kiểm tra15 phút. - Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn. b) Kiểm tra, đánh giá định kì: - Không còn kiểm tra 1 tiết, thay vào đó là kiểm tra giữa kì và cuối kì thông qua bài kiểm tra. - Thời gian kiểm tra là 45 phút. 3. Hệ số điểm kiểm tra, đánh giá. a) Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx):tính hệ số 1 b) Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì (viết tắt là ĐĐGgk): tính hệ số 2; c) Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì (viết tắt là ĐĐGck): tính hệ số 3." 4. Số điểm kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm. a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: - Môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx; - Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx; - Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx. b) Kiểm tra, đánh giá định kì: Trong mỗi học kì, một môn học có 01 (một) ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck; Như vậy, đối với Lịch sử: + Lớp 6: 2 ĐĐGtx + 01 ĐĐGgk + 01 ĐĐGck. + Lớp 7: 3 ĐĐGtx + 01 ĐĐGgk + 01 ĐĐGck. + Lớp 8: 3 ĐĐGtx + 01 ĐĐGgk + 01 ĐĐGck.