Đề cương ôn tập học kì I môn Tin học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đào Duy Từ
1. Máy tính và chương trình máy tính:
- Chương trình là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
- Ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Chương trình dịch có vai trò dịch các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
2. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình:
- Ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
- Từ khóa: là từ dành riêng, không dùng cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích do ngôn ngữ lập trình quy định. Ví dụ:
+ Từ khóa Program dùng để khai báo tên chương trình.
+ Từ khóa Uses dùng để khai báo thư viện.
+ Từ khóa Var dùng để khai báo biến.
- Tên: do người lập trình đặt ra phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình (chỉ được chứa chữ cái, số, dấu gạch nối _ và tên không được bắt đầu bằng số) và phải thỏa mãn:
+ Tên không được trùng với các từ khóa.
+ Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
- Tên chuẩn là tên do NNLT đặt, ví dụ: crt, readln, writeln, integer, real, char, string,...
- Cấu trúc chung của chương trình: gồm 2 phần
+ Phần khai báo: là phần không bắt buộc phải có, nhưng nếu có thì phải đặt trên phần thân và thường gồm các lệnh dùng để:
Khai báo tiêu đề chương trình Program
Khai báo thư viện Uses
Khai báo biến (nếu có) Var
Khai bào hằng Const
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_tin_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_2020.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Tin học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đào Duy Từ
- Trường THCS Đào Duy Từ Năm học: 2019 – 2020 - Lệnh thông báo (in) ra màn hình: Write (in xong con trỏ không xuống dòng) hoặc Writeln (in xong con trỏ xuống dòng). Ví dụ: để in ra màn hình thông báo Nhap so n = ta viết lệnh như sau: Write(‘Nhap so n=’); - Lệnh nhập dữ liệu từ bàn phím: Read hoặc Readln Ví dụ: để nhập giá trị từ bàn phím cho biến n ta viết lệnh như sau: Readln(n); - Tạm ngừng chương trình: + Tạm dừng trong khoảng thời gian m/1000 giây: Delay(m) Ví dụ tạm ngừng trong 3 giây: Delay(3000) + Tạm dừng cho đến khi người dùng nhấn phím enter: Readln - Các chú thích được dùng để làm cho chương trình dễ hiểu phải nằm trong cặp dấu { và } sẽ bị bỏ qua khi dịch chương trình. 4. Sử dụng biến trong chương trình: Biến Hằng - Biến là đại lượng dùng để lưu trữ dữ liệu. - Hằng là đại lượng dùng để lưu trữ dữ liệu. - Dữ liệu do biến lưu trữ gọi là giá trị của biến. - Dữ liệu do hằng lưu trữ gọi là giá trị của hằng. - Giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình - Giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá thực hiện chương trình. trình thực hiện chương trình. - Biến phải được khai báo trước khi sử dụng. - Hằng cũng phải được khai báo trước khi sử dụng. - Khai báo biến: gồm có khai báo tên biến và - Khai báo hằng: gồm khai báo tên hằng và giá trị khai báo kiểu dữ liệu của biến của hằng. Var : ; Const = ; * Lưu ý: Nếu cần khai báo nhiều biến cùng kiểu dữ liệu thì giữa các tên biến được cách bởi dấu phẩy. VD: Var a,b:integer; - Các thao tác có thể thực hiện với biến là: + Gán giá trị cho biến: := ; * Lưu ý: Giá trị của biểu thức và kiểu dữ liệu của biến phải cùng kiểu dữ liệu. Ví dụ: X:=5; (Dùng để gán giá trị 5 cho biến X) S:=a*b; (Dùng để gán biểu thức a*b cho biến S) + Nhập giá trị từ bàn phím cho biến: Readln(tên biến); VD: readln(n); * Lưu ý: Ta thường kết hợp lệnh thông báo nhập phía trước lệnh nhập như sau: VD: Write(‘Hay nhap n= ‘); Readln(n); + Tính toán với giá trị của biến. * Khi in giá trị của biến ta dùng câu lệnh: Write(tên biến); hoặc Writeln(tên biến); Nếu cần in giá trị của biến thực thì phải qui định độ rộng in số và số chữ số thập phân bằng cách: Writeln(tên biến:m:n); với số nguyên m là độ rộng in số, số nguyên n là số chữ số thập phân. VD: Writeln(‘Dien tich S= ‘,S:3:1); 5. Từ bài toán đến chương trình: - Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. - Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự để giải quyết một bài toán. - Quá trình giải một bài toán trên máy tính gồm có 3 bước: + B1: Xác định bài toán: tức là xác định INPUT (thông tin đã cho) và OUTPUT (kết quả cần thu được). + B2: Mô tả thuật toán: Là liệt kê các bước để giải bài toán. + B3: Viết chương trình: Dựa vào các bước giải trong thuật toán, ta viết thành chương trình bằng NNLT Kí hiệu lệnh gán khi viết thuật toán là ←(khác với kí hiệu lệnh gán trong chương trình Pascal là:=) * Đổi giá trị của hai biến x và y: Thuật toán: - B1: Nhập x và y. - B2: z ← x. - B3: x ← y. - B4: y ← z Tổ: Toán – Lý – Tin - CN 2
- Trường THCS Đào Duy Từ Năm học: 2019 – 2020 B. BÀI TẬP: 1. Con người điều khiển máy tính thông qua gì a. Điện thoại b. Chuột c. Phím d. Các lệnh 2. Máy tính có thể hiểu ngôn ngữ nào a. Ngôn ngữ máy b. NNLT c. Tiếng Việt d. Tiếng Anh 3. Ngôn ngữ dùng để viết chương trình là a. Ngôn ngữ máy b. NNLT c. Tiếng Việt d. Tiếng Anh 4. Để máy tính có thể hiểu được ngôn ngữ lập trình, các môi trường lập trình cần có: a. Chương trình soạn thảo b. Chương trình dịch c. Công cụ tìm kiếm và sửa lỗi d. Công cụ thực hiện chương trình 5. Ngôn ngữ lập trình gồm có: a. Bảng chữ cái tiếng Anh b. Các ký hiệu c. Quy tắc viết lệnh d. Tất cả các ý trên 6. Từ nào sau đây là từ khóa: a. Begin b. hcn c. crt d. write 7. Cấu trúc chung của chương trình thường có mấy phần: a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 8. Từ khóa nào sau đây dùng để khai báo thư viện lệnh Pascal: a. Program b. uses c. Begin d. End. 9. Từ khóa nào sau đây dùng để bắt đầu chương trình: a. Program b. uses c. Begin d. End. 10. Tên nào sau đây là hợp lệ: a. vidu1 b. 1vidu c. vi du1 d. vidu – 1 11. Tên nào sau đây là không hợp lệ a. beginend b. hcn c. end d. vidu_1 12. Để lưu chương trình ta nhấn phím nào? a. Alt + F5 b. F9 c.F2 d. F3 13. Để dịch chương trình ta nhấn phím nào? a. Alt + F5 b. F9 c.F2 d. F3 14. Để chạy chương trình ta nhấn tổ hợp phím nào? a. Alt + F5 b. Ctr + F9 c. Alt + X d. Ctrl + O 15. Lệnh nào sau đây dùng để xóa màn hình kết quả a. Write b. Readln c. End. d.Clrscr 16. Lệnh nào sau đây dùng để tạm dừng chương trình: a. Write b. Readln c. End. d.Clrscr 17. Lệnh nào sau đây dùng để ghi thông tin ra màn hìn: a. Write b. Readln c. End. d.Clrscr 18. Để ghi ra màn hình chuỗi kí tự ‘Chao ban’ rồi đưa con trỏ xuống dòng ta viết lệnh: a. writeln(‘Chao ban’); b. write(‘Chao ban’); c. writeln(Chao ban); d. write(Chao ban); 19. Để ghi ra màn hình giá trị biểu thức 15+5 ta viết lệnh a. write(15+5=); b. write(‘15+5’); c. write(15+5); d. write(=15+5); 20. Kiểu số nguyên có tên là: a. Integer b. Real c. Char d. String 20. Kiểu số thực có tên là: a. Integer b. Real c. Char d. String 21. Kết quả 15/5 thuộc kiểu dữ liệu gì a. Số nguyên b. Số thực c. Kí tự d. Xâu kí tự 22. 20 div 6 bằng bao nhiêu a. 2 b. 3 c. 4 d.5 23. 22 mod 6 bằng bao nhiêu Tổ: Toán – Lý – Tin - CN 4
- Trường THCS Đào Duy Từ Năm học: 2019 – 2020 a. Thông tin vào; b. Thông tin ra c. Đáp án d. Kết quả; 49. Cú pháp nào sau đây là cú pháp câu lệnh điều kiện dạng thiếu: a. If then ; b. If Else ; c. If then else ; d. If else then ; 50. Câu lệnh nào sau đây là câu lệnh điều kiện dạng thiếu a. If a>0 else write(‘a la so duong’); b. If a>0 then write(‘a la so duong’); c. If a>=0 then write(‘a la so khong am’) else write(‘a la so am’); d. If a>=0 else write(‘a la so khong am’) else write(‘a la so am’); 51. Câu lệnh nào sau đây là câu lệnh điều kiện dạng đủ a. If a>0 else write(‘a la so duong’); b. If a>0 then write(‘a la so duong’); c. If a>=0 then write(‘a la so khong am’) else write(‘a la so am’); d. If a>=0 else write(‘a la so khong am’) else write(‘a la so am’); 52. Điều kiện trong câu lệnh điều kiện thường là: a. Phép cộng b. Phép trừ c. Phép nhân d. Phép so sánh 53. Bước đầu tiên chương trình thực hiện khi gặp câu lệnh điều kiện là: a. Thực hiện câu lệnh b. Thực hiện câu lệnh 1 c. Kiểm tra điều kiện d. Thực hiện câu lệnh 2 54. Trong câu điều kiện dạng thiếu, nếu điều kiện đúng thì: a. Bỏ qua câu lệnh sau Then b. Thực hiện câu lệnh sau Then c. Thực hiện câu lệnh sau Else d. Thực hiện cả 2 câu lệnh 55. Hãy cho biết giá trị của x sau khi thực hiện đoạn chương trình sau: x:=5; If x>0 then x:=x+2; a. x=5 b. x=7 c. x=0 d. x=2 56. Hãy cho biết giá trị của x và của y sau khi thực hiện đoạn chương trình sau: x:=5; y:=10; If x := To Do ; b. For = To Do ; c. For := To Do ; d. For := Do To ; 58. Hãy cho biết giá trị của s sau khi thực hiện đoạn chương trình sau: s:=0; For i:=1 to 5 do s:=s+1; a. 5 b. 10 c. 15 d. 20 59. Hãy cho biết giá trị của s sau khi thực hiện đoạn chương trình sau: s:=0; For i:=1 to 5 do s:=s+i; a. 5 b. 10 c. 15 d. 20 60. Hãy cho biết giá trị của s sau khi thực hiện đoạn chương trình sau: s:=0; For i:=1 to 5 do if i mod 2=1 then s:=s+i; a. 8 b. 9 c. 10 d. 11 61. Hãy cho biết giá trị của s sau khi thực hiện đoạn chương trình sau: s:=0; a:=1; For i:=1 to 5 do a:=a+i; s:=s+a; a. 11 b. 16 c. 24 d. 40 62. Hãy cho biết giá trị của s sau khi thực hiện đoạn chương trình sau: s:=0; a:=1; For i:=1 to 5 do begin a:=a+i; s:=s+a; end; a. 11 b. 16 c. 24 d. 40 Tổ: Toán – Lý – Tin - CN 6