Đề thi chọn HSG cấp Huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 (Có đáp án)

Câu 1: (4điểm) Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành nông nghiệp nước ta.

Câu 2: (5điểm) 

a. Phân biệt châu thổ sông Hồng với đồng bằng sông Hồng.

b. Kể tên các loại đất ở đồng bằng sông Hồng và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển nông nghiệp.

c. Nêu thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: (4điểm) 

a. Phân tích những đặc điểm chung của địa hình nước ta.

b. Ảnh hưởng của địa hình đến việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta như thế nào?

Câu 4: (3.5điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, em hãy:

a. Phân tích những thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b.Tại sao việc phát huy những thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng sâu sắc?

Câu 5: (3.5điểm) Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta hiện nay? 

doc 6 trang Hải Anh 12/07/2023 5580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG cấp Huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_cap_huyen_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2014_2015.doc

Nội dung text: Đề thi chọn HSG cấp Huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2014-2015 (Có đáp án)

  1. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN NĂM HỌC: 2014-2015 Hướng dẫn chấm môn: Địa lý 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (4điểm) Sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta phụ thuộc nhiều vào các tài nguyên: Đất, khí hậu, nước, sinh vật. a. Tài nguyên đất: (2điểm; mỗi ý đúng 0.5điểm) - Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong nông nghiệp. - Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng, gồm hai nhóm đất chính: + Đất phù sa có diện tích khoảng 3 triệu ha thích hợp nhất với lúa nước và nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày khác. Tập trung chủ yếu ở ĐBSCL, ĐBSH và các đồng bằng ven biển miền Trung. + Đất feralit chiếm diện tích 16 triệu ha tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi, thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày khác như ; Sắn, ngô, đậu tương + Hiện nay diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha, việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta. b. Tài nguyên khí hậu: (1điểm; mỗi ý đúng 0.5điểm) - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tốt quanh năm, có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau, hoa màu trong một năm. - Khí hậu nước ta phân hoá rõ rệt theo chiều bắc- nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy nước ta có thể trồng đöợc các cây trồng nhiệt đới đến cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng cũng khác nhau giữa các vùng. c. Tài nguyên nước: (0.5điểm) Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Các sông đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm khá dồi dào là nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô, điển hình là các vùng chuyên canh cây công nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. d. Tài nguyên sinh vật: (0.5điểm) Nước ta có tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nước ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với sinh thái từng địa phương. Câu 2: (5điểm) a. Phân biệt châu thổ sông Hồng với đồng bằng sông Hồng: (1điểm; mỗi ý đúng 0.25điểm) - Châu thổ sông Hồng: 2
  2. - Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85%. Núi cao trên 2000m chiếm 1%. + Đồi núi nước ta tạo thành 1 cánh cung lớn hướng ra Biển Đông dài 1400km, có nhiều vùng núi lan ra sát biển, + Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, có những nơi bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. - Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. + Địa hình nước ta nâng cao và phân thành từng bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. + Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển theo hướng tây bắc - đông nam. + Địa hình nước ta có 2 hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. + Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. + Địa hình cácxtơ độc đáo, các hang động, ; các dạng địa hình nhân tạo. + Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở. b. Địa hình đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta: (1điểm; mỗi ý đúng 0.25điểm) - Thuận lợi: + Sự đa dạng, phức tạp của địa hình là nền tảng cho sự phân hóa tự nhiên, tiền đề tạo nên thế mạnh kinh tế của từng vùng. + Các hang động và bãi biển đẹp sẽ trở thành những điểm du lịch hấp dẫn (Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Vịnh Nha Trang, ). - Khó khăn: + Miền núi địa hình hiểm trở, giao thông vận tải và đi lại gặp nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư xây dựng rất tốn kém. + Các thiên tai: lũ quét, đất trượt, hay xảy ra gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Câu 4: (3.5điểm) a. Những thế mạnh: (2.5điểm; mỗi ý đúng 0.25điểm) - Thế mạnh về khai thác khoáng sản và thủy điện: + Khoáng sản: Vùng có tiềm năng khoáng sản lớn nhất cả nước như: than, sắt, man gan, thiếc, đồng, vàng, 4
  3. - Dân cư và lao động: nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, thị trường rộng lớn. - Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng đang được cải thiện, song vẫn còn hạn chế. - Có nhiều chính sách phát triển công nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đổi mới quản lí, kinh tế đối ngoại. - Thị trường ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt. 6