Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Địa lý lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có hướng dẫn chấm môn)

Câu 1: (4điểm) 

a. Tình hình gia tăng dân số nước ta khác nhau qua các giai đoạn:

- Từ năm 1954 đến năm 2003, dân số tăng nhanh liên tục.                              (0,25điểm)

- Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: dân số gia tăng rất nhanh trong các giai đoạn 1954 – 1960; từ 1970 – 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm. 

                                                                                                                    (0,25điểm)

- Hiện nay, dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp (năm 1999, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,43%). Tuy thế mỗi năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng một triệu người.                                                            (0,25điểm)

- Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau giữa các vùng: vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao nhất là Tây Nguyên, vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng. Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao hơn trung bình cả nước là Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.          (0,5điểm)

b. Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng hằng năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng là do:

- Quy mô dân số nước ta lớn.                                                                       (0,25điểm)

- Cơ cấu dân số nước ta trẻ, các nhóm tuổi trẻ có tỉ lệ cao, do đó nhóm trong độ tuổi sinh đẻ và “tiềm năng sinh đẻ” còn cao .                                                              (0,5điểm)

* Các hậu quả do dân số đông, tăng nhanh gây ra:

- Về mặt kinh tế: làm cho thu nhập bình quân đầu người không cao, năng suất lao đông thấp, gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế, tích lũy xã hội thấp.                      (0,25điểm)

- Về tài nguyên, môi trường: gây sức ép làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

                                                                                                                    (0,25điểm)

doc 5 trang Hải Anh 15/07/2023 1980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Địa lý lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có hướng dẫn chấm môn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_cap_thi_xa_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2016_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Địa lý lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có hướng dẫn chấm môn)

  1. KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 VÒNG THỊ XÃ, NĂM HỌC: 2016-2017 Hướng dẫn chấm môn: Địa lý 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (4điểm) a. Tình hình gia tăng dân số nước ta khác nhau qua các giai đoạn: - Từ năm 1954 đến năm 2003, dân số tăng nhanh liên tục. (0,25điểm) - Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: dân số gia tăng rất nhanh trong các giai đoạn 1954 – 1960; từ 1970 – 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm. (0,25điểm) - Hiện nay, dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp (năm 1999, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,43%). Tuy thế mỗi năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng một triệu người. (0,25điểm) - Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau giữa các vùng: vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao nhất là Tây Nguyên, vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng. Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao hơn trung bình cả nước là Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. (0,5điểm) b. Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng hằng năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng là do: - Quy mô dân số nước ta lớn. (0,25điểm) - Cơ cấu dân số nước ta trẻ, các nhóm tuổi trẻ có tỉ lệ cao, do đó nhóm trong độ tuổi sinh đẻ và “tiềm năng sinh đẻ” còn cao . (0,5điểm) * Các hậu quả do dân số đông, tăng nhanh gây ra: - Về mặt kinh tế: làm cho thu nhập bình quân đầu người không cao, năng suất lao đông thấp, gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế, tích lũy xã hội thấp. (0,25điểm) - Về tài nguyên, môi trường: gây sức ép làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. (0,25điểm) - Về xã hội: đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số người bước vào tuổi lao động. (0,5điểm) c. Việc hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số có tác động tích cực: - Về kinh tế: góp phần vào tăng năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người , (0,5điểm) - Về mặt nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân: tạo điều kiện để nâng cao chất lượng về y tế , giáo dục, cải thiện đời sống, đảm bảo các nhu cầu phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ, (0,5điểm) Câu 2: (4điểm) a. Tỉ lệ lao động phân theo Khu vực ngành kinh tế: (đơn vị %) (1điểm) Khu vực Năm 2000 Năm 2005 Nông – lâm – ngư nghiệp 65.1 56.9 Công nghiêp – Xây dựng 12.8 17.9 Dịch vụ 22.1 25.3 Tổng số 100.0 100.0 2
  2. + Vùng biển rộng lớn, giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh,  phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản, giao thông vận tải biển. (0,25điểm) + Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch biển. (0,25điểm) + Các khoáng sản như: dầu khí, cát trắng,  phát triển công nghiệp khai khoáng, (0,25điểm) - Khó khăn: + Bão, sống lừng, nước dâng, thường xãy ra  gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. (0,25điểm) + Tình trạng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa đến sản xuất và người dân vùng ven biển. + Nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc, (0,25điểm) Câu 4: (4điểm) a. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta: - Diện tích lúa chiếm 51%, sản lượng lúa chiếm 51% của cả nước. Lúa được trồng ở tất cả các tỉnh. (0,5điểm) - Bình quân lương thực đầu người năm 2002 đạt 1066,3 kg/ người, gấp từ 2, 3 lần cả nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. (0,5điểm) - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi, (0,5điểm) - Nghề chăn nuôi vịt được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. (0,5điểm) - Tổng sản lượng thủy sản của vùng chiếm hơn 50% cả nước, tỉnh nuôi nhiều nhất là Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặt biệt là nuôi tôm, cá xuất khẩu đang được phát triển mạnh. (0,5điểm) b. Nêu ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long: - Cải tạo đất mặn, đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa đặt biệt quan trọng do vùng có diện tích đất mặn, đất phèn lớn: 2,5 triệu hecta, chiếm 62% diện tích của vùng. (0,5điểm) - Việc cải tạo đất mặn, đất phèn góp phần đưa thêm diện tích đất vào sử dụng, tăng diện tích đất canh tác. (0,5điểm) - Việc đẩy mạnh cải tạo đất mặn, đất phèn để nuôi thủy sản làm cho vị trí của vùng trong sản xuất thủy sản của cả nước được nâng cao. (0,5điểm) Câu 5: (4điểm) a. Đặc điểm chung của địa hình nước ta - Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. (0,25điểm) + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85%. Núi cao trên 2000m chiếm 1% . (0,25điểm) + Đồi núi nước ta tạo thành 1 cánh cung lớn hướng ra Biển Đông dài 1400km, có nhiều vùng núi lan ra sát biển, (0,25điểm) + Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, có những nơi bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. (0,25điểm) - Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. 4