Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Câu 1: (4điểm)
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp:
- Các nhân tố: gồm nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong đó nhân tố kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định. (0,5điểm)
- Ảnh hưởng của từng nhân tố: (2điểm; mỗi ý 0.5điểm)
+ Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện.
+ Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
b. Tình hình phát triển của ngành thuỷ sản. Nguyên nhân:
- Tình hình phát triển của ngành thuỷ sản: (0.75điểm; mỗi ý 0.25điểm)
+ Khai thác thuỷ sản: Sản lượng tăng khá nhanh.
+ Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá.
+ Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc.
- Nguyên nhân: (0.75điểm; mỗi ý 0.25điểm)
+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
+ Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển.
+ Các nguyên nhân khác (phương tiện đánh bắt, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách, …).
Câu 2: (4điểm)
a. Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002: (1điểm)
File đính kèm:
- de_thi_chon_hsg_cap_thi_xa_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2018_201.doc
Nội dung text: Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
- KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP THỊ XÃ, NĂM HỌC 2018-2019 Hướng dẫn chấm môn: Địa lý 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (4điểm) a. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp: - Các nhân tố: gồm nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong đó nhân tố kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định. (0,5điểm) - Ảnh hưởng của từng nhân tố: (2điểm; mỗi ý 0.5điểm) + Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. + Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện. + Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển. + Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng. b. Tình hình phát triển của ngành thuỷ sản. Nguyên nhân: - Tình hình phát triển của ngành thuỷ sản: (0.75điểm; mỗi ý 0.25điểm) + Khai thác thuỷ sản: Sản lượng tăng khá nhanh. + Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. + Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc. - Nguyên nhân: (0.75điểm; mỗi ý 0.25điểm) + Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng. + Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển. + Các nguyên nhân khác (phương tiện đánh bắt, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách, ). Câu 2: (4điểm) a. Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002: (1điểm) 100% 90% 80% 70% 60% DÞch vô 50% C«ng nghiÖp- x©y dùng 40% N«ng, l©m, ng nghiÖp 30% 20% 10% 0% 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 b. Nhận xét: - Nông - lâm- ngư nghiệp: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm) 2
- - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước, song phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Đồng Nai, ). Vì nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa lớn; lãnh thổ nước ta hẹp ngang với ¾ diện tích là đồi, núi lại ăn sát ra biển. - Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam (sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Tiền, sông Hậu, ) và hướng vòng cung (sông Sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Hương, sông Ba, ). Vì do hướng nghiêng chung của địa hình là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. - Sông ngòi nước ta có hai mùa lũ và cạn khác nhau rõ rệt: mùa lũ chiếm 70-80% lượng nước cả năm, nước sông dâng cao và chảy mạnh. Vì chế độ mưa của nước ta phân mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Câu 5: (5điểm) a. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng: - Đa dạng về thành phần kinh tế: Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở Nhà nước, ngoài Nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. (0.5điểm) - Đa dạng cơ cấu ngành: có đầy đủ các ngành kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực như : khai thác nhiên liệu, cơ khí, hóa chất, (0.5điểm) - Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành. (0.5điểm) + Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo nguồn xuất khẩu chủ lực. (0.5điểm) + Các ngành công nghiệp trọng điểm: khai thác nhiên liệu, điện; cơ kí, điện tử; hóa chất, vật liệu xây dựng; chế biến lương thực thực phẩm, dệt may. (0.5điểm) b. Sự phân bố các ngành công nghiệp gắn với nơi có nhiều khoáng sản: - Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Trung du và miền núi Bắc Bộ nơi có nhiều than; Vùng Đông Nam Bộ nơi có trữ lượng lớn về dầu khí. (0.5điểm) - Công nghiệp hóa chất: Trung du và miền núi Bắc Bộ, sản xuất phân bón, hóa chất gắn với khoáng sản apatit và photphorit; vùng Đông Nam Bộ, công nghiệp hóa dầu gắn với nơi có tài nguyên dầu mỏ. (0.5điểm) - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ nơi có nhiều vật liệu xây dựng sét, đá vôi. (0.5điểm) c. TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Nam Định là những trung tâm dệt may lớn nước ta vì: - Đây là những nơi có nguồn lao động dồi dào. (0.5điểm) - Thị trường tiêu thụ rộng lớn. (0.5điểm) HẾT 4