Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có hướng dẫn chấm môn)

Câu 1: (4điểm) Trình bày quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến nay? Ý nghĩa, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?

Câu 2: (4điểm) Nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa và những tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật từ 1945 đến nay đối với sự phát triển của xã hội loài người. Theo em cần làm gì đến khắc phục những tác động tiêu cực từ cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật?

Câu 3: (4điểm)  Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ, nguyên tắc, vai trò hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? Những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ nhân dân Việt Nam? 

Câu 4: (4điểm) Em hãy phân tích nguyên nhân ra đời của khối thị trường chung Châu Âu và quá trình phát triển của Liên minh Châu Âu (EU)? Mối quan hệ hợp tác Việt Nam với các nước Châu Âu?

Câu 5: (4điểm) Phân tích quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Phân tích nguyên nhân sự sụp đổ đó.

 

doc 5 trang Hải Anh 15/07/2023 1640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có hướng dẫn chấm môn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_cap_thi_xa_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có hướng dẫn chấm môn)

  1. KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 VÒNG THỊ XÃ, NĂM HỌC: 2016-2017 Hướng dẫn chấm môn: Lịch sử 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (4điểm) Mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến nay được chia thành 4 thời kì. - Thời kỳ 1967-1975: Một số nước ASEAN là thành viên của khối SEATO (Philippin và Thái Lan) là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, dẫn đến quan hệ căng thẳng. (0.5điểm) - Thời kỳ 1975-1978: Sau 1975, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (Inđônêxia) “Hiệp ước Bali”. Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Inđônêxia, Malaysia và Singapo, đến 1976 đặt quan hệ ngoại giao với Thái Lan và Philippin. Các bên đã tổ chức nhiều cuộc thăm chính thức lẫn nhau, đặt quan hệ hợp tác song phương và đa phương trên mọi lĩnh vực. (0.5điểm) - Thời kỳ 1979-1992: + Do vấn đề Campuchia, nên có quan hệ đối đầu, các quan hệ bị đình trệ. + Từ 1989 – 1992, khi vấn đề Campuchia được giải quyết, giữa ASEAN và các nước Đông Dương đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi và hợp tác trên mọi lĩnh vực. vốn đầu tư các nước ASEAN có vào Việt Nam ngày càng tăng. (1điểm) - Thời kỳ 1992-1995: + 7/1992 Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, Việt Nam hòa nhập các hoạt động của khu vực Đông Nam Á, được mời làm quan sát viên của ASEAN. + 28/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Đây là một sự kiện quan trọng trong việc thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á. (0.5điểm) * Thời cơ: - Khi gia nhập ASEAN (7-1995) Việt Nam còn ở mức xuất phát thấp, nền kinh tế còn nhiều khó khăn: (Mất cân đối giữa nông thôn và xuất nhập khẩu, nông thôn và thành thị, nợ nước ngoài, lạm phát, thất nghiệp ), khi tham gia tổ chức này ta có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất, kỹ thuật so với các nước trong khu vực và trên thế giới (0.5điểm) - Trong điều kiện đất nước ổn định, cùng với đường lối mở cửa phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam là bạn với các nước; có những nét tương đồng về văn hoá nên chúng ta có điều kiện học tập và trao đổi kinh nghiệm để cùng phát triển. (0.5điểm) * Thách thức: Dễ bị hoà tan, vì nền kinh tế Việt Nam chưa theo kịp so với nền kinh tế khu vực và thế giới, do kỹ thuật sản xuất lạc hậu, yếu kém (0.5điểm) Câu 2: (4điểm) - Nguồn gốc: + Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong tình hình bùng nổ về dân số và sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc tạo ra những công cụ sản xuất mới, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới được đặt ra một cách bức thiết. (0.5điểm) 2
  2. + Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. (0,25điểm) + Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc. (0,25điểm) - Những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc: + Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào. (0,25điểm) + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. (0,25điểm) + Giải quyết các tranh chấp bằng các phương pháp hòa bình và có sự nhất trí giữa 5 cường quốc (Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc). (0,25điểm) - Vai trò của Liên hợp quốc: Từ năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc + Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. (0,25điểm) + Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa các quốc gia. (0,25điểm) + Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh. (0,25điểm) + Vận động bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh báo loài người. (0,25điểm) - Khi mới thành lập, Liên Hợp Quốc có 50 nước thành viên, đến năm 1997 có 185 thành viên, năm 2003 có 191 thành viên. Hiện nay Liên Hợp đang đẩy mạnh quá trình cải cách cho phù hợp với tình hình mới. Đây là một tổ chức lớn nhất thế giới.(0,25điểm) * Những việc làm của Liên hợp quốc giúp Việt Nam: - Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ; tiêm chủng, phòng dịch, đào tạo nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hành chính, giúp đỡ các vùng bị thiên tai, ngăn chặn đại dịch AIDS, giáo dục (0,5điểm) - Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP viện trợ khoản 270 triệu USD, quĩ nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới UNFPA giúp 86 triệu USD, tổ chức Nông lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu USD, (0,5điểm) Câu 4: (4điểm) * Nguyên nhân ra đời: - Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Vị trí địa lí các nước nằm kề nhau. (0,5điểm) - Dưới tác động của cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật. (0,25điểm) - Các nước Tây Âu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. (0,25điểm) * Quá trình phát triển: - Khởi đầu là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép Châu Âu" vào tháng 4/1951 gồm có 6 nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. (0,5điểm) - Tháng 3/1957, sáu nước trên cùng thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế Châu Âu" (EEC). (0,5điểm) - Tháng 7/1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng Châu Âu (EC). (0,5điểm) 4