Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Câu 1: (4điểm) Nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN là gì? Quá trình phát triển của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? Tại sao nói sự phát triển của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất họp tại Bali - Inđônêxia tháng 2 năm 1976? 

Câu 2: (4điểm) Em hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”. Phân tích nhận định: Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với Việt Nam.

Câu 3: (4điểm) Phân tích ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại đối với đời sống con người? Con người đã có những giải pháp gì để̉ hạn chế các tá́c động tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

Câu 4: (4điểm) Em hãy trình bày công cuộc cải cách của Trung Quốc từ năm 1978 đến  nay?

Câu 5: (4điểm) Bối cảnh nào dẫn đến việc triệu tập Hội nghị I-an-ta? Quyết định và hệ quả của các quyết định đó? Vì sao có thể nói đó là “Hội nghị lịch sử”? Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc thời gian nào? Việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ nhân dân ta mà em biết?

doc 5 trang Hải Anh 12/07/2023 2180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_cap_thi_xa_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP THỊ XÃ, NĂM HỌC 2018-2019 Hướng dẫn chấm môn: Lịch sử 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (4điểm) * Nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN : (0.5điểm; mỗi ý 0.25điểm) - Sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á đã chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi, khó tránh khỏi thất bại - Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của các nước Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan. * Quá trình phát triển: (2điểm; mỗi ý 0.25điểm) - Trong giai đoạn đầu (1967- 1975): ASEAN là một tổ chức non yếu, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế. Từ giữa những năm 70, ASEAN có những bước tiến mới kết nạp thêm các thành viên vào tổ chức ASEAN. - Năm 1984, Brunây trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. - Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7. - Tháng 7/1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN . - Tháng 4/1999, Campuchia. - Từ 5 nước ban đầu, ASEAN đã phát triển lên 10 nước thành viên thành một tổ chức thống nhất . - Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hợp tác về kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và cùng phát triển. - Tháng 11/2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm tiến tới xây dựng một Cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh. * Hiệp ước Ba li - Inđônêxia tháng 2-1976: (1.5điểm; mỗi ý 0.5điểm) - Trong bối cảnh lịch sử mới ở Đông Nam Á, Mĩ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cách mạng ba nước Đông Dương thắng lợi, tháng 2/1976 ASAEAN họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I tại Bali (Inđônêxia). Các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết các văn kiện quan trọng Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). - Hiệp ước đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước Đông Nam Á như tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên, hợp tác cùng phát triển. - Như vậy, Hội nghị thượng đỉnh Bali đã đặt nền tảng lý luận cho sự hợp tác ASEAN, hình thành chủ nghĩa khu vực ASEAN; đồng thời củng cố nền tảng pháp lý, cơ cấu tổ chức bảo đảm cho sự hợp tác ASEAN, song cũng mở cửa cho các nước khác trong khu vực tham gia. Sau Hội nghị, mối quan hệ giữa các nước trong ASEAN đã không ngừng phát triển, ngày càng gắn bó hơn, vị thế của ASEAN ngày càng lớn mạnh hơn 2
  2. - Về kinh tế: Trung Quốc thực hiện đường lối “ ba ngọn cờ hồng”, đường lối chung, Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân. Nền kinh tế TQ lâm vào tình trạng khủng hoảng, sản xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. (0.5điểm) - Về chính trị: nội Bộ ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước bất đồng về đường lối, tranh chấp về quyền lực. Đỉnh cao của tranh giành quyền lực là cuộc “ đại cách mạng văn hóa vô sản”. Điều này đã gây ra thảm họa nghiêm trọng cho đất nước và người dân TQ. (0.5điểm) * Nội dung cơ bản công cuộc cải cách để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng: 12/1987, Trung ương Đảng cộng sản TQ đã đề ra đường lối mới đất nước. - Đường lối đổi mới: chủ trương xây dựng chủ nghĩa mang màu sắc TQ, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa đất nước, để TQ thành quốc gia giàu mạnh văn minh. (0.5điểm) - Về đối ngoại: mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. (0.5điểm) - Những thành tựu: (2điểm; mỗi ý 0.5điểm) + Sau công cuộc cải cách và mở cửa nền kinh tế TQ phát triển nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. + Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: tổng sản phẩm trong nước (GDP) trung bình hằng năm tăng 9.8% đạt giá trị 7.974,8 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới. + Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 là 325,06 tỉ USD. Cũng tính đến năm 1997, các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào TQ hơn 521 tỉ USD và 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở TQ. + Từ năm 1978 đến năm 1997 thu nhập bình quan tính theo đầu người ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 2090,1 nhân dân tệ, ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ. * Ý nghĩa: (1điểm; mỗi ý 0.25điểm) - Tình hình chính trị xã hội TQ đã ổn định. - Nền kinh tế phát triển vươn lên đứng thứ 2 thế giới. Địa vị trên trường quốc tế của TQ được nâng cao. - Từ một nước có thu nhập GDP đầu người thấp đã được xếp vào các nước có thu nhập ở mức thấp trung bình. - Tạo điều kiện cho sự hội nhập của TQ trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới và ngược lại, sự hội nhập của nền kinh tế, văn hóa, khoa học- kĩ thuật, thương mại của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như TQ. Câu 5: (4điểm) * Bối cảnh: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm) - Cuối năm 1944, đầu 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn cuối, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít là không tránh khỏi. Trong khi đó, mâu thuẫn nội bộ phe Đồng minh cũng nổi lên gay gắt xung quanh việc tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi giũa các nước tham chiến, có liên quan đến tình hình hòa bình, an ninh và trật tự thế giới. 4