Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tuần 1+2+3 - Năm học 2018-2019 - Cao Văn Đạm

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức,kĩ năng,thái độ:

     -Kiến thức:  Học sinh biết tác giả bài hát Mái trường mến yêu là nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Biết nội dung bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quý.

     -Kĩ năng; Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Mái trường mến yêu.

    -Thái độ:Học sinh thêm yêu mến thầy cô, bạn bè, mái trường. 

     - Học sinh yêu thích nghệ thuật âm nhạc, có nhiều niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự tin, có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh.

2.Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

      Năng lực tự học. Năng lực hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực thẩm mỹ. Năng lực giao tiếp.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên:

      - Đàn phím điện tử, kế hoạch dạy học, sổ điểm, sách giáo khoa.

      - Đàn và hát thuần thục bài hát Mái trường mến yêu.

      - Những nét chính về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Ảnh nhạc sĩ Lê Quốc Thắng, máy nghe và một vài bài hát của hai ông( hoặc GV trình bày).

doc 512 trang Hải Anh 12/07/2023 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tuần 1+2+3 - Năm học 2018-2019 - Cao Văn Đạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_7_tuan_123_nam_hoc_2018_2019_cao_van_dam.doc

Nội dung text: Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tuần 1+2+3 - Năm học 2018-2019 - Cao Văn Đạm

  1. Năng lực tự học. Năng lực hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực thẩm mỹ. Năng lực giao tiếp. II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học 1. Giáo viên - Đàn phím điện tử, kế hoạch dạy học, sách giáo khoa. - Đàn và hát thuần thục bài hát Tiếng ve gọi hè. - Hình ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một vài nét chính về ông. 2. Học sinh Sách giáo khoa, vở ghi bài, tập chép nhạc, viết, thước. III. Tổ chức hoạt động học của học sinh Hoạt động của GV- HS Nội dung A. Hoạt động khởi động( 8 phút) * Mục tiêu: Tạo tâm thế tốt cho HS học tập. - Ổn định tổ chức lớp. Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. - Kiểm tra bài cũ( 3 HS): HS đọc hạc và hát lời bài Học sinh đọc đúng giai điệu TĐN số 8. và ghép lời ca bài TĐN số 8. - Giới thiệu bài mới: Đối với học sinh, mùa hè là những ngày mong đợi, đó là lúc kết thúc một năm học. Các em được nghỉ ngơi, được vui chơi với gia đình, được về quê, Đồng cảm với niềm vui đó của các em, các nhạc sĩ đã viết những bài hát thật hay về mùa hè. Hôm nay các em sẽ được học một bài của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đó là bài Tiếng ve gọi hè. B. Hoạt động hình thành kiến thức( 25 phút) Tiết 31 GV ghi bảng, HS ghi bài Học hát: Bài Tiếng ve gọi hè Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu 1. Giới thiệu. về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, về bài hát Tiếng ve gọi hè( 10 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết bài hát Tiếng ve gọi hè do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác. Biết nội dung bài hát nói về niềm vui và cảm xúc của các bạn nhỏ khi tiếng ve báo hiệu mùa hè đến. GV cho HS xem ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và giới a. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
  2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS học hát bài: Tiếng 2. Học hát: Bài Tiếng ve gọi ve gọi hè( 15 phút) hè. * Mục tiêu: Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm. Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, Luyện thanh: HS đọc gam Đô trưởng vài lần. Tập hát từng câu, từng đoạn. GV đàn, hát mẩu câu 1 khoảng vài lần, yêu cầu HS chú ý theo dõi sau đó cho các em hát hòa cùng với đàn. GV chú ý theo dõi nếu các em hát sai thì chỉnh sửa cho đúng, chú ý chổ ngân, Tập các câu còn lại với hình thức như câu 1. Tập xong các câu thì nối chúng lại với nhau, nối các câu thành đoạn, nối các đoạn thành bài. GV chú ý sửa sai cho các em đặc biệt chú ý những chổ ngân, Trong quá trình học hát, giáo viên chỉ định nhóm, cá nhân thực hiện. Học sinh chú ý lấy hơi đúng chổ, hát rõ lời. Hát đầy đủ cả bài, GV chú ý nhắc HS lấy hơi và chỉnh sửa cho HS chổ chưa đạt. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh thể hiện tính chất âm nhạc vui tươi, rộn ràng của bài hát. GV đàn, HS hát bài hát két hợp gõ đệm. HS tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, C. Hoạt động luyện tập- củng cố( 2 phút) * Mục tiêu: Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Tiếng ve gọi hè. GV đàn, HS hát bài Tiếng ve gọi hè. D. Hoạt động tìm tòi mở rộng( 10 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết xuất xứ bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng. GV chỉ định HS đọc bài đọc thêm, cả lớp theo dõi. GV: Bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác tháng 4- 1975 khi gần
  3. Ký duyệt Sông Đốc, ngày 23/ 4/ 2018 Nguyễn Thị Lê Dung
  4. - Học sinh xác định được bài nhạc viết giọng Đô trưởng. - Học sinh biết nhạc sĩ Huy Du và kể tên được một số bài hát của ông. - Học sinh làm được bài kiểm tra. 3. Thái độ Học sinh yêu thích nghệ thuật âm nhạc và kiểm tra nghiêm túc. Có nhiều niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự tin, có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh. 4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực thẩm mỹ. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác. II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học 1. Giáo viên - Đàn phím điện tử, kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sổ điểm. - Đề kiểm tra, tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá. - Đàn đúng giai điệu, lời ca, thuần thục bài hát Đi cắt lúa, Khúc ca bốn mùa, Ca- chiu- sa; các bài Tập đọc nhạc: TĐN số 6, TĐN số 7, TĐN số 8. - Thăm các bài hát, các bài TĐN. 2. Học sinh Sách giáo khoa, giấy kiểm tra, tập chép nhạc, viết, thước, thuộc bài. III. Tổ chức hoạt động học của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp( 1 phút) 2. Kiểm tra( 42 phút) A. Đề I. Lý thuyết (3 điểm)( 10 phút) Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra, chọn đáp án đúng. Câu 1. Thế nào là gam trưởng? ( 0,5 điểm) A. Gam trưởng là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau: B. Gam trưởng là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp cách bậc hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau:
  5. B. Đáp án I. Lý thuyết( 3 điểm) Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra với đáp án sau: Câu 1. C. Câu 2. B. Câu 3. A. Câu 4. A. Câu 5. B. Câu 6. C. II. Thực hành( 7 điểm) Học sinh thực hiện mỗi lần 4 em, HS bốc thăm trong số các bài hát và các bài Tập đọc nhạc trúng bài nào thì các em thực hiện bài đó. 1. Bài hát: - Học sinh hát đúng giai điệu, thuộc lời ca: 6 điểm. - Học sinh hát diễn cảm, thể hiện được tính chất bài hát: 1 điểm. 2. Tập đọc nhạc: - Học sinh hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài TĐN: 6 điểm. - Học sinh thể hiện được tính chất bài TĐN: 1 điểm. Lưu ý: Tùy vào mức độ sai sót trong quá trình thực hành mà GV trừ điểm cho phù hợp. * GV xếp loại bài kiểm tra như sau: - Loại đạt( Đ): bài kiểm tra đạt 5 điểm trở lên. - Loại chưa đạt( CĐ): bài kiểm tra dưới 5 điểm. 3. Nhận xét, dặn dò( 2 phút) - GV yêu cầu HS đánh giá quá trình kiểm tra và kết quả kiểm tra. HS thực hiện. GV nhận xét. HS chú ý. - Các em về nhà xem trước bài mới. HS thực hiện. IV. RÚT KINH NGHIỆM Ký duyệt Sông Đốc, ngày 7/ 5/ 2018 Nguyễn Thị Lê Dung
  6. Hoạt động của GV- HS Nội dung A. Hoạt động khởi động( 5 phút) * Mục tiêu: Tạo tâm thế tốt cho HS học tập. - Ổn định tổ chức lớp, lớp trưởng báo cáo sĩ số. - Kiểm tra bài cũ:( 2 HS) Học sinh hát thuộc và thể Hát bài: Tiếng ve gọi hè. hiện tính chất của bài hát. - Giới thiệu bài mới: Đất nước ta có nhiều dân tộc cùng sinh sống và vì thế dân ca của đất nước ta cũng rất phong phú và đa dạng. Tiết này chúng ta cùng tìm hiểu Vài nét về dân ca các dân tộc ít người thông qua phần âm nhạc thường thức, đồng thời cô sẻ hướng dẫn các em đọc nhạc bài TĐN số 9. B. Hoạt động hình thành kiến thức( 36 phút) Tiết 32 GV ghi bảng, HS ghi bài - Tập đọc nhạc: TĐN số 9 - Âm nhạc thường thức: Vài nét về dân ca một số đân tộc ít người Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu, đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 9- Trường làng tôi( 16 phút) 1. Tập đọc nhạc: TĐN số 9- Trường làng tôi. * Mục tiêu: Trích - Học sinh biết bài TĐN số 9- Trường làng tôi do nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu sáng tác, được viết ở Sáng tác: Phạm Trọng Cầu nhịp 3/ 4. - Học sinh hát đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 9. GV: Bài TĐN số 9- Trường làng tôi do nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu sáng tác. HS chú ý. * Nhận xét: GV: Bài TĐN số 9 viêt nhịp nào? Giai điệu như thế nào? - Nhịp 3/ 4, giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển. HS: Nhịp 3/ 4, giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển. - Cao độ: sử dụng đủ các nốt GV: Về cao độ bài nhạc gồm có những nốt nào? trong giọng Đô trưởng. HS: Gồm các nốt: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. - Trường độ: dùng nốt đen, GV: Về trường độ bài nhạc gồm có những hình nốt nốt trắng, nốt trắng chấm dôi. nào? - Có sử dụng dấu nhắc lại và HS: Dùng nốt đen, nốt trắng, nốt trắng chấm dôi. khung thay đổi.
  7. hưởng dân ca các dân tộc ít người. Sau khi nhóm thảo luận, GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm còn lại nhận xét. GV tóm lại, HS chú ý. Đất nước ta có 54 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có những bài dân ca riêng, độc đáo làm thành một nền âm nhạc dân gian Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Câu 1: Dân ca các đan tộc ít người có thể kể đến dân ca Thái, Tày, Nùng, Gia- rai, Ê- đê, Chăm, Khơ- me, Câu 2: Dân ca các dân tộc ít người đều nói về tình yêu quê hương, làng bản, nói về núi rừng, sông suối, tình yêu nam nữ, tình đoàn kết cộng đồng, nguyện vọng được sống yên vui no ấm và những công việc làm ăn sinh sống hàng ngày, Câu 3; Giai điệu các bài dân ca thường mộc mạc, chân thành, giản dị và gần gủi với ngôn ngữ của dân tộc. Câu 4: Một số bài dân ca một số dân ca một số dân tộc ít người: Đi cắt lúa( Dân ca Hrê), Gà gáy( Dân ca Cống Khao), In lã ơi( Dân ca Thái), Mưa rơi( Dân ca Xá), Câu 5: Nhiều nhạc sĩ đã dựa trên chất liệu dân ca của các dân tộc ít người sáng tác nên những ca khúc đậm đà bản sắc riêng và có tính nghệ thuật cao: Đi học( nhạc Bùi Đình Thảo- lời Minh Chính- Bùi Đình Thảo), Niềm vui của em( Nguyễn Huy Hùng), Tình ca Tây Bắc( Bùi Đức Hạnh), Bóng cây kơ- nia( Phan Huỳnh Điểu), Nổi trống lên rừng núi ơi( Hoàng Vân), GV đàn, HS hát bài Đi cắt lúa, Niềm vui của em. C. Hoạt động luyện tập- củng cố( 4 phút) * Mục tiêu: Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 9. Học sinh đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 9. * Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. HS chú ý. - Các em về nhà tìm hiểu về đờn ca tài tử Nam Bộ.
  8. B. Hoạt động hình thành kiến thức( 35 phút) Tiết 35 GV ghi bảng, HS ghi bài Học hát: Bài Dạ cổ hoài lang Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu 1. Giới thiệu. về đờn ca tài tử Nam Bộ, về bài Dạ cổ hoài lang, về nhạc sĩ Cao Văn Lầu( 15 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết bài hát Dạ cổ hoài lang do soạn giả Cao Văn Lầu sáng tác, là một bài hát tiêu biểu của Đờn ca tài tử Nam Bộ. GV giới thiệu về Đờn ca tài tử Nam Bộ, về nhạc sĩ Cao Văn Lầu và về bài hát Dạ cổ hoài lang. HS chú ý. - Đờn ca tài tử Nam Bộ. GV: Điều khiển cho HS nghe bài Dạ cổ hoài lang. - Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. HS chú ý. - Bài hát Dạ cổ hoài lang. GV: Bài hát có chất nhạc như thế nào? HS: Buồn, nhớ. GV: Nội dung bài hát như thế nào? HS: Nói về tâm trạng của người vợ nhớ chồng. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS học hát bài: Dạ cổ 2. Học hát: Bài Dạ cổ hoài hoài lang( 20 phút) lang. * Mục tiêu: Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. GV cho HS nghe bài hát vài lần sau đó cho các em hát theo bài hát. GV chú ý theo dõi nếu các em hát sai thì chỉnh sửa cho đúng. Trong quá trình học hát, giáo viên chỉ định nhóm, cá nhân thực hiện. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh thể hiện tính chất âm nhạc buồn, nhớ của bài hát. C. Hoạt động luyện tập- củng cố( 5 phút) * Mục tiêu: Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Dạ cổ hoài lang. GV điều khiển, HS hát bài Dạ cổ hoài lang. * Nhận xét: