Giáo án Âm nhạc Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Cao Văn Đạm

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức,kỹ năng,thái độ

- Kiến thức:Học sinh biết bài TĐN số 5 là một đoạn trích trong bài hát Làng tôi do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, nhịp 6/8; Biết bài TĐN số 6- Chỉ có một trên đời nhạc của Trương Quang Lục, lời dựa theo ý thơ Liên Xô( cũ), được viết ở nhịp 6/8; Biết bài TĐN số 7- Dòng suối chảy về đâu? là nhạc Nga, do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời.

- Học sinh biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Sô- panh. Biết bản Nhạc buồn là đoạn trích trong Khúc luyện tập số 3, bản nhạc có giai điệu chậm rãi, gợi nỗi buồn man mác( đây là cảm xúc của Sô- panh khi nhớ về quê hương).

- Kỹ năng:Học sinh hát đúng giai điệu, thuộc lời ca các bài hát Khát vọng mùa xuân, Nổi trống lên các bạn ơi!, Ngôi nhà của chúng ta.

- Học sinh đọc đúng cao độ, trường độ và thuộc lời ca các bài TĐN số 5, 6, 7.

- Biết nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và kể được tên một số bài hát của các ông; Biết nhạc sĩ Sô- panh.

- Học sinh làm được bài kiểm tra.

 -Thái độ: Học sinh yêu thích nghệ thuật âm nhạc và kiểm tra nghiêm túc. Có nhiều niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự tin, có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh.

2. Phẩm chất,năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực thẩm mỹ.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

doc 6 trang Hải Anh 12/07/2023 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Cao Văn Đạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_8_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_cao_van_dam.doc

Nội dung text: Giáo án Âm nhạc Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Cao Văn Đạm

  1. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Đàn phím điện tử, kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sổ điểm. - Đề kiểm tra, tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá. - Đàn đúng giai điệu, lời ca, thuần thục bài hát Khát vọng mùa xuân, Nổi trống lên các bạn ơi!, Ngôi nhà của chúng ta; các bài Tập đọc nhạc: TĐN số 5, TĐN số 6, TĐN số 7. - Thăm các bài hát, các bài TĐN. 2. Học sinh Sách giáo khoa, giấy kiểm tra, tập chép nhạc, viết, thước, thuộc bài. III. Tổ chức các hoạt động dạy học của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp( 1 phút) 2. Kiểm tra( 42 phút) A. Đề I. Lý thuyết (3 điểm)( 10 phút) Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra, chọn đáp án đúng. Câu 1. Bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu có bao nhiêu đoạn?( 0,5 điểm) A. 1 đoạn B. 2 đoạn C. 3 đoạn D. 4 đoạn Câu 2. Bài hát Ngôi nhà của chúng ta có nội dung như thế nào?( 0,5 điểm) A. Nói lên cảm nhận của tuổi trẻ trước cuộc sống rộng mở. B. Ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, nói lên sự gắn bó mật thiết của con người với thiên nhiên, kêu gọi mọi người sống đoàn kết, thân ái. C. Thể hiện sự lạc quan, yêu đời của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống. D. Ca ngợi tình đoàn kết của thiếu nhi các dân tộc Việt Nam.
  2. - Khát vọng mùa xuân. - Nổi trống lên các bạn ơi!. - Ngôi nhà của chúng ta. 2. Tập đọc nhạc: - TĐN số 5- Làng tôi. - TĐN số 6- Chỉ có một trên đời. - TĐN số 7- Dòng suối chảy về đâu?. B. Đáp án I. Lý thuyết( 3 điểm) Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra với đáp án sau: Câu 1. C. Câu 2. B. Câu 3. A. Câu 4. A. Câu 5. B. Câu 6. C. II. Thực hành( 7 điểm) Học sinh thực hiện mỗi lần 4 em, HS bốc thăm trong số các bài hát và các bài Tập đọc nhạc trúng bài nào thì các em thực hiện bài đó. 1. Bài hát: - Học sinh hát đúng giai điệu, thuộc lời ca: 6 điểm. - Học sinh hát diễn cảm, thể hiện được tính chất bài hát: 1 điểm. 2. Tập đọc nhạc: