Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tuần 15+16 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Gái

KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. Mục tiêu 

1. Kiến thức,kỹ năng,thái độ

-Kiến thức: HS có khái niệm về quãng. Biết có các loại quãng: trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm.      HS biết cấu tạo của giọng Son trưởng.

- Học sinh biết công thức cấu tạo của giọng mi thứ.

- HS biết khái niệm về  hợp âm, phân biệt được  hợp âm ba và hợp âm bảy.

- HS biết khái niệm về dịch giọng, HS biết công thức cấu tạo của giọng pha trưởng.

- HS biết vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki.

- HS biết nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của bài hát Bóng dáng một ngôi trường nói về kỉ niệm sâu sắc của thời đi học.

- HS biết bài hát Nụ cười là bài hát Nga có nội dung thể hiện sự lạc quan yêu đời của tuổi thiếu nhi. Biết bài hát viết ở nhịp 2/2.

- HS biết bài hát “Nối vòng tay lớn” do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, nội dung bài hát kêu gọi sự đoàn kết của mọi người vì đất nước độc lập- thống nhất.

- HS biết bài “Lí kéo chài” là dân ca Nam Bộ. Biết nội dung bài hát thể hiện tinh thần lao động và niềm lạc quan, yêu đời của người dân đánh cá.

- HS biết bài TĐN số 1 là nhạc Ba Lan được viết ở giọng Son trưởng

- HS biết bài TĐN số 2 “Nghệ sĩ với cây đàn” là nhạc Nga, được viết ở giọng Mi thứ, nhịp 3/4.

- HS biết bài TĐN số 3- Lá xanh là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt được viết ở giọng pha trưởng.

doc 4 trang Hải Anh 12/07/2023 4200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tuần 15+16 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Gái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_9_tuan_1516_nam_hoc_2019_2020_le_thi_gai.doc

Nội dung text: Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tuần 15+16 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Gái

  1. II. Chuẩn 1. Giáo viên - Đàn phím điện tử, giáo án, sách giáo khoa, đề kiểm tra. - Đàn và hát đúng giai điệu- lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát “Bóng dáng một ngôi trường, Nụ cười, Nối vòng tay lớn, Lí kéo chài”. - Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác bài TĐN số 1, 2, 3. 2. Học sinh Sách giáo khoa, vở ghi bài, tập chép nhạc, viết, thước. III. Tổ chức các hoạt động dạy học A. Đề I. Lí thuyết (3 điểm) Câu 1: Trong cấu tạo của giọng Son trưởng khoảng cách các bậc âm nào chỉ có nửa cung? A. I-II B. III-IV C. VII-I D. Câu B và C đúng Câu 2: Giọng mi thứ hòa thanh giống với giọng mi thứ tự nhiên ở điểm nào sau đây? A. Đều có pha thăng B. Đều có rê thăng C. Đều có âm chủ là mi. D.Câu A và C đúng Câu 3:Trai –cốp – xki đã tiếp thu được truyền thống âm nhạc của nhạc sĩ nào? A.Mô da B. Bét – tô - ven C.Glin -ka D.Cả A , B và C đúng Câu 4: Để xác định tên gọi các quãng là: trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm ta căn cứ vào? A. Trường độ B. nội dung C. hóa biểu D. Số lượng cung và nửa cung Câu 5: Hợp âm 3 khác hợp âm 7? A. Hợp âm 3 có 3 âm . Hợp âm 7 có 4 âm . B. Hợp âm 7 cách nhau quãng 3 . Hợp âm 7 cách nhau quãng 7 C. Hợp âm 7 có 2 âm ngoài cùng tạo thành quãng 3. Hợp âm 3 có 2 âm ngoài cùng tạo thành quãng 5. D. Hợp âm 3 có 4 âm . Hợp âm 7 có 3 âm . Câu 6: Khi dịch giọng trên bản nhạc sẽ có sự thay đổi về? A. Cao độ B. Trường độ C. Hóa biểu D. Cả A,C đúng II. Thực hành (7 điểm) Học sinh bốc thăm chọn 1 trong 4 nội dung để thực hiện: *Bài hát: - Bóng dáng một ngôi trường - Nụ cười - Nối vòng tay lớn - Lí kéo chài
  2. Ngày tháng năm 2020 Ký duyệt Tổ trưởng Lê Thị Gái