Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Gái
I. Mục tiêu
1. Kiến thức,Kỹ năng,Thái độ:
- Kiến thức:HS biết nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của bài hát Bóng dáng một ngôi trường nói về kỉ niệm sâu sắc của thời đi học.
- HS biết bài hát Nụ cười là bài hát Nga có nội dung thể hiện sự lạc quan yêu đời của tuổi thiếu nhi. Biết bài hát viết ở nhịp 2/2.
- HS biết bài TĐN số 1 là nhạc Ba Lan được viết ở giọng Son trưởng.
- Học sinh biết công thức cấu tạo của giọng mi thứ. HS biết bài TĐN số 2“Nghệ sĩ với cây đàn” nhạc Nga, giọng mi thứ , nhịp 3/4.
- HS có khái niệm về quãng. Biết có các loại quãng: trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm.
- HS biết khái niệm về hợp âm, phân biệt được hợp âm ba và hợp âm bảy.
- HS biết đặc điểm về ca khúc thiếu nhi phổ thơ. Kể được tên 1 số bài hát thiếu nhi phổ thơ.
- HS biết vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki.
- Kỹ năng:HS hát đúng giai điệu lời ca của 2 bài hát Bóng dáng một ngôi trường, Nụ cười. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số1, TĐN số 2, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp
- HS hiểu biết sơ qua về một phương thức sáng tác bài hát và giá trị của những bài hát phổ thơ thành công.
-Thái độ: Học sinh yêu thích nghệ thuật âm nhạc và có nhìn nhận đúng hơn về môn học âm nhạc, có nhiều niềm vui, lạc quan, mạnh dạn, tự tin, có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh. Học sinh ôn tập nghiêm túc.
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_9_tuan_9_nam_hoc_2019_2020_le_thi_gai.doc
Nội dung text: Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Gái
- - Đàn và đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác 2 bài TĐN số1, số 2. - Nắm vững một số bài thơ- bản nhạc có bài thơ được phổ nhạc để minh họa phần âm nhạc thường thức. 2. Học sinh Sách giáo khoa, vở ghi bài, tập chép nhạc, viết, thước. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ:HĐ1. 3.Bài mới: Hoạt động của Giáo viên- Học sinh Nôi dung HĐ1. Hoạt động khởi động (3 phút) *Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh ôn tập tốt các nội dung đã nêu trên. - Giới thiệu bài mới: Giờ học hôm nay thầy cùng các em ôn lại 2 bài hát “ Bóng dáng một ngôi trường, Nụ cười ”. Phần nhạc lí Sơ lược về quãng và hợp âm . TĐN số 1,2 và phần âm nhạc thường thức. HS nghe HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức Kiến thức 1 : Ôn tập nhạc lí 1. Ôn tập nhạc lí a. Giới thiệu về quãng (7 phút) a. Giới thiệu về quãng *Mục tiêu: HS có khái niệm về quãng. Biết có các loại quãng: trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm. Giới thiệu về các quãng: Quãng là khoảng cách về độ cao 1 Đúng là 2 nốt Đ- Đ chưa có cung. của 2 âm thanh liền bậc hoặc cách 2 Trưởng là 2 nốt Đ- R có 1 cung. bậc. Mỗi quãng mang một tính chất 2 Thứ là 2 nốt M- P có nửa cung. riêng. Tùy theo số lượng cung hoặc 4 tăng là quãng trưởng vì Pha- Son là 1 cung nửa cung chứa trong quãng đó mà (Pha- Si là 3 cung). xác định tên gọi và tính chất các 5 giảm là quãng thứ vì Si- Đô là nửa cung quãng là trưởng- thứ- đúng- tăng- (Si-Pha là nửa cung- nửa cung- 1 cung- nửa giảm. cung). HS chú ý b. Sơ lược về hợp âm Đàn các quãng trong VD cho HS nghe. HS nghe
- nhạc từ bài thơ có trước. GV cho vd VD: Bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” (Thơ: Thanh Hải- nhạc: Trần Hoàn). Bài hát “Bóng cây Kơ- nia” (Thơ: Ngọc Anh- nhạc: Phan Huỳnh Điểu). HS chú ý Cũng có trường hợp, nhạc sĩ chỉ phổ nhạc theo ý thơ, dựa vào ý thơ để phóng tác lời ca cho phù hợp với cảm hứng, với sự phát triển hợp lý của giai điệu và cấu trúc bản nhạc. b. Nhạc sĩ Trai – cốp – xki. (10 phút) b. Nhạc sĩ Trai – cốp – xki. *Mục tiêu: HS biết vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki. - Nêu họ tên đầy đủ của nhạc sĩ Trai Cốp - Pi-ốt I-lích Trai-Cốp-xki-nhạc sĩ XKi, ông là người nước nào ? nổi tiếng người Nga, là một trong HS: Pi-ốt I-lích Trai-Cốp-xki-nhạc sĩ nổi những danh nhân âm nhạc thế giới. tiếng người Nga, là một trong những danh nhân âm nhạc thế giới. - Ngày tháng năm sinh và mất của ông ? - Sinh ngày 2-4-1840, mất ngày 25- HS: Sinh ngày 2-4-1840, mất ngày 25-1-1893 1-1893 tại Xanh Pê-téc-bua. tại Xanh Pê-téc-bua. - Em hãy kể tên một số tác phẩm của Trai- - Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Cốp-xki ? Vũ kịch Hồ thiên nga, nhạc kịch HS: Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Vũ Ép- ghê-nhi-Ô-nhê- ghin, bản Giao kịch Hồ thiên nga, nhạc kịch Ép- ghê-nhi-Ô- hưởng số 6 và nhiều tác phẩm độc nhê- ghin, bản Giao hưởng số 6 và nhiều tác tấu- hòa tấu khác. phẩm độc tấu- hòa tấu khác. - Trai-Cốp-xki đã để lại trong di sản âm nhạc của nhân loại nhiều tác phẩm quý giá về nhạc kịch, vũ kịch, giao hưởng và nhiều tác phẩm viết cho đàn dây,đàn Pi-a-nô, hợp xướng, ca khúc, HĐ3. Hoạt động luyện tập – Củng cố - Ôn tập học hát 3. Ôn tập học hát a. Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi a. Ôn tập bài hát: Bóng dáng trường (5 phút) một ngôi trường *Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu, lời ca Nhạc và lời: Hoàng Lân của bài Bóng dáng một ngôi trường. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,
- HS thực hiện theo nhóm GV đàn, chỉ định vài cá nhân đọc nhạc, hát lời bài TĐN 1. HS thực hiện theo cá nhân b. Tập đọc nhạc: TĐN số 2: Nghệ sĩ với cây b. TĐN số 2- Nghệ sĩ với cây đàn đàn (5 phút) *Mục tiêu: HS đọc đúng giai điệu, ghép lời Nhạc Nga ca bài TĐN số 2 kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. GV đàn, HS cả lớp đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 2, GV chú ý sửa sai cho các em những chổ chưa đạt. HS đọc nhạc, hát lời, sửa sai GV đàn và chỉ định nhóm đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 2 kết hợp gõ đệm. HS thực hiện theo nhóm GV đàn, chỉ định vài cá nhân đọc nhạc, hát lời bài TĐN 2. c. TĐN số 3-Lá Xanh HS thực hiện theo cá nhân c.Ôn tập TĐN số 3 tương tự 4.Hướng dẫn về nhà ,hoạt động nối tiếp: *Dặn dò: (1 phút) HS về tập hát, thuộc lời giai điệu của bài hát và TĐN. Chuẩn bị bài sau kiểm tra. IV.Kiểm tra đánh giá bài học: (2 phút) GV yêu cầu HS hát lại giai điệu của 3 bài hát: Bóng dáng một ngôi trường, Nụ cười,Nối vòng tay lớn HS hát GV sửa sai V. Rút kinh nghiệm Ngày tháng năm 2020 Ký duyệt Tổ trưởng Lê Thị Gái