Giáo án Địa lý Lớp 7, Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

  - Nắm được sự phân hoá của thảm thực vật theo độ cao của dãy Anđét.

  - Sự khác nhau của thảm thực vật giữa sườn Đông và Tây của dãy Anđét.

2. Kĩ năng:

   Rèn luyện kĩ năng quan sát, xác định độ cao, thảm thực vật qua lát cắt địa hình.

3. Thái độ: 

   Khắc sâu hơn cho học sinh sự khác nhau ở sườn khuất gió và sườn đón gió

II. Chuẩn bị

Thầy:  - Sơ đồ lát cắt sườn Đông – Tây Anđét qua lãnh thổ Pêru.

                     - Hình 46.1, 46.2 phóng to.

                     - Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ.

 Trò:   Làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: 

  - Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ môi trường rừng Amazôn?

  - Khối thị trường chung Mec-cô-xua được thành lập vào năm nào? Vai trò và mục tiêu của khối thị trường chung Mec – cô – xua.

doc 5 trang Hải Anh 10/07/2023 1400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7, Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_7_tuan_26_nam_hoc_2016_2017_dang_van_tung.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lý Lớp 7, Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

  1. GV: Quan sát hình 46.1, 46.2 Cho biết tại sao từ độ cao 0 m đến 100m ở sườn Đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn Tây là thực vật nửa hoang mạc? HS: - Ở sườn Đông Anđét , từ độ cao 0 m – 1000m nằm trong vùng chí tuyến thuộc đới khí hậu nóng, có nhiệt độ cao lại nhận được gió biển từ Đại Tây Dương ( có dòng biển nóng Braxin chảy ven bờ) thổi đến nên mưa nhiều tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới phát triển. - Ở sườn Tây Anđét, cũng độ cao trên và cùng vĩ độ, nhưng vì có dòng biển lạnh Pêru chảy ven bờ Thái Bình Dương làm giảm nhiệt độ, nước ít bốc hơi, lượng mưa nhỏ, khí hậu trở nên khô khan, do đó thực vật nửa hoang mạc phổ biến. 4. Củng cố - Hãy miêu tả khái quát dãy Anđét của Nam Mĩ? - Tại sao từ độ cao 0 m – 1000m ở sườn Đông Anđét có rừng nhiệt đới, còn ở sườn Tây là thực vật nửa hoang mạc? - Đánh dấu x vào ô vuông ý em cho là đúng. + So sánh lượng mưa giữa sườn Đông và sườn Tây dãy núi Anđét? A. Lượng mưa sườn Đông lớn hơn sườn Tây. B. Lượng mưa sườn Đông nhỏ hơn sườn Tây. + So sánh về độ cao thấp của đồng cỏ núi cao giữa sườn Đông và Tây của dãy Anđét? A. Đồng cỏ núi cao sườn Đông thấp hơn sườn Tây. B. Đồng cỏ núi cao sườn Đông ở cao hơn sườn Tây. 5. Hướng dẫn học sinh tự hoc,làm bài tập và soạn bài mới ở nh - Về ôn tập lại toàn bộ Châu Mĩ? - Giờ sau ôn tập tại lớp từ bài 35 – bài 46. IV. Rút kinh nghiệm ĐL7 2
  2. HS. - Trong quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ, đặc biệt Hoa Kì phát triển rất nhanh, dân cư thành thị cũng tăng theo: Chiếm >76% dân số. - Các thành phố tập trung quanh vùng Hồ lớn, ven bờ ĐTD nối tiếp nhau thành một hệ thống siêu đô thị, càng vào sâu nội địa , mạng lưới thành phố càng thưa. (?)Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì, Canađa phát triển đến trình độ cao? HS. - ĐKTN: Đồng bằng rộng lớn, khí hậu ôn hoà. - KHKT: Được sự hỗ trợ đặc lực của các viện nghiên cứu về giống, phân bón, thuốc trừ sâu. - Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến: Chuyên môn hoá cao . (?) Trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ. HS. (Xem lại bài học) (?) Công nghiệp mũi nhọn của Bắc Mĩ là các ngành công nghiệp nào? Phát triển ra sao? Phân bố? HS. - Các ngành Công nghiệp mũi nhọn: Sản xuất máy tự động, điện tử, vi điện tử, hàng không, vũ trụ được chú trọng phát triển rất nhanh. - Phân bố: Vùng phía Nam và Tây Nam Hoa Kì, làm thành “Vành đai công nghiệp mới”. (?) Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ? HS. - Kết hợp thế mạnh của cả 3 nước. - Tạo nên một thị trường chung rộng lớn. - Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. + Hoa Kì, Canađa có nền kinh tế phát triển cao, công nghệ hiện đại. + Mê hi cô: có nguồn lao động dồi dào. - Trong nội bộ NAFTA : Hoa Kì chiếm phần lớn vốn và xuất khẩu vào Mê hi cô. - Ca na đa chiếm >80% kim ngạch xuất khẩu vào Mê hi cô. (?) Nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ. HS. - Phía Tây: hệ thống Anđét cao, đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình 3000 – 5000m. - Giữa: Đồng bằng rộng lớn Amazôn. - Phía Đông: Các sơn nguyên: Guyana, Braxin. (?) So sánh địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ. HS. - Giống: Cấu trúc địa hình phân bố như nhau. - Khác nhau: + Bắc Mĩ: Cóoc đi e – sơn nguyên chiếm ½ lục địa. + Nam Mĩ: Hệ thống Anđét cao và đồ sộ hơn, chiếm tỉ lệ nhỏ hơn. GV. Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ? HS. (Xem lại bài học) (?) Giải thích vì sao dải đất duyên hải phía Tây lại có hoang mạc? HS. Miền đồng bằng duyên hải phái Tây và vùng Anđét có hoang mạc vì chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru, quanh năm hầu như không có mưa, nên khô hạn nhất Châu Lục. (?) Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ như thế nào? HS. - Bắc Mĩ: Phát triển đô thị hoá gắn liền với việc phát triển kinh tế, công nghiệp hoá. - Nam Mĩ: đô thị hoá phát triển nhanh nhưng kinh tế chậm phát triển gây nên hậu quả nghiêm trọng về đời sống và về môi trường. (?) Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ? HS. - Đại đa số nông dân sở hữu chưa tới 40% đất đai canh tác. - 5% đại điền chủ và một số công ti nước ngoài chiếm trên 60% đất đai canh tác. Do đó sản xuất nôngnghiệp của nhiều quốc gia bị lệ thuộc nước ngoài. (?) Đặc điểm ngành trồng trọt ở các nước Trungvà Nam Mĩ? HS. Do lệ thuộc nước ngaòi, nhiềunước mang tính chất độc canh, mỗi quốc gia trồng một loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả, để xuất khẩu và phải nhập lương thực. ĐL7 4