Giáo án Địa lý Lớp 7, Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

I.  Mục tiêu

1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức đã học.

   Nội dung : Chương 1

2. Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng vận dụng, thông hiểu, nhận biết.

3. Thái độ: Có ý thức nghiên cứu câu hỏi tốt trong lúc làm bài.

II. Chuẩn bị

    1. Thầy: Soạn và photo đề đủ số lượng HS.

    2. Trò: Ôn tập các kiến thức đã học

III. Thiết kế ma trận

doc 5 trang Hải Anh 10/07/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7, Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_7_tuan_7_nam_hoc_2016_2017_dang_van_tung.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lý Lớp 7, Tuần 7 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

  1. I. Phần trắc nghiệm: (4điểm; mỗi câu 0.5điểm) Câu 1: Những khu vực nào sau đây thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa? A/ Đông Á và Đông Nam Á. B/ Đông Á và Tây Nam Á. C/ Đông Nam Á và Nam Á. D/ Trung Á và Bắc Á. Câu 2: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió,Thời tiết diễn biến thất thường, thảm thực vật phong phú và đa dạng là đặc điểm khí hậu của kiểu môi trường nào sau đây? A/ Xích đạo ấm. B/ Nhiệt đới. C/ Nhiệt đới gió mùa. D/ Hoang mạc. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa? A/ Càng gần chí tuyến lượng mưa càng nhiều. B/ Càng gần chí tuyến lượng mưa càng giảm. C/ Mưa nhiều và mưa quanh năm. D/ Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây thuộc di dân có kế hoạch? A/ Di dân do thiên tai. B/ Di dân do chiến tranh. C/ Di dân do thiếu việc làm. D/ Di dân để phát triển kinh tế-xã hội ở vùng núi, ven biển. Câu 5: Hậu quả của di dân tự do là: A/ Gây sức ép đến môi trường, việc làm. B/ Phát triển kinh tế. C/ Bổ sung lao động cho vùng núi, ven biển. D/ Giải quyết vấn đề nhà ở, việc làm. Câu 6: Đến năm 2000, đới nóng đã có bao nhiêu siêu đô thị trên 8 triệu dân? A/ 2 siêu đô thị. B/ 4 siêu đô thị. C/ 11 siêu đô thị. D/ 23 siêu đô thị. Câu 7: Đới nóng có mấy kiểu môi trường ? A/ Hai B/ Ba C/ Bốn D/ Năm Câu 8: Việt Nam thuộc kiểu môi trường: A/ Xích đạo ẩm B/ Nhiệt đới C/ Nhiệt đới gió mùa D/ Hoang mạc II. Phần tự luận: (6điểm) Câu 1. (2 điểm): Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? Câu 2.( 2 điểm) Nêu các nguyên nhân dẫn tới sự di dân ở đới nóng? Câu 3 (2 điểm): Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bản dưới đây ? Tên nước Diện tích (km2 ) Dân số (triệu người) Việt Nam 330991 78,7 In-đô-nê-xi-a 1919000 206,1 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ . NĂM HỌC 2016 – 2017 Hướng dẫn chấm môn: Địa Lí 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ___ I. Phần trắc nghiệm: (4điểm; mỗi câu 0.5điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C D D A C C C ĐL7 2
  2. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. 1. Vị trí, khí hậu. GV: Treo lược đồ 13.1 và giới thiệu một số kí a. Vị trí: hiệu như: Đường ranh giới giữa các đới. Các môi trường các em học ở phần sau. - Nằm khoảng từ chí tuyến đến vòng (?) Xác định vị trí Môi trường đới ôn hoà trên cực ở cả hai bán cầu. lược đồ. (?) So sánh diện tích phần đất nỗi của môi - Phần lớn diện tích đất nổi ở Bán cầu trường đới ôn hoà ở hai bán cầu? Bắc. HS lên bảng xác định (?) Qua đó em có nhận xét gì về vị trí môi trường đới ôn hoà? HS: trả lời GV: Giới thiệu một số kí hiệu vẽ các đới lạnh, nóng, gió tây ( 300B,N đến 600B,N). (?) Dựa vào bảng số liệu, em có nhận xét gì về nhiệt độ, lượng mưa của đới ôn hoà so với đới nóng, đới lạnh? Từ đó em hãy rút ra đặc điểm khí hậu của đới ôn hoà? HS trả lời và nhận xét. (?) Thời tiết ở đây như thế nào? Nêu ví dụ Hoạt động 2 b. Khí hậu: (?) Đới ôn hoà có mấy kiểu môi trường? - Tính chất trung gian giữa đới nóng (?) Xác định vị trí và gọi tên từng kiểu môi và đới lạnh. trường trên lược đồ. HS: thực hiện theo y/c của GV GC cho Hs quan sát tranh về cảnh sắc thiên nhiên các mùa ở đới ôn hoà. - Thời tiết diễn biến thất thường. (?)Thiên nhiên phân hoá theo yếu tố nào? HS: trả lời 2. Sự phân hoá của môi trường. GV: kết luận và nhận xét (?) Dựa vào hình 13.1 và nội dung sgk hãy: a. Theo thời gian: Nhận xét sự phân hoá của thiên nhiên theo Thay đổi theo 4 mùa: Xuân, hạ, thu, không gian từ Tây sang Đông và từ Bắc đông. xuống Nam? (?) Tại sao thực vật ở môi trường đới ôn hoà lại có sự phân hoá từ Tây sang Đông HS: thảo luận nhóm → đại diện nhóm trình bày kết quả. GV: tổng kết b. Theo không gian: - Từ Tây sang Đông: - Từ Bắc xuống Nam: Thảm thực vật cũng thay đổi dần theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa. ĐL7 4