Giáo án Địa lý Lớp 9, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:    Sau bài học, học sinh cần nắm:

  Nhằm hệ thống hoá kiến thức đã học từ phần địa lí dân cư, địa lí kinh tế đến bài 16

2. Kĩ năng: 

  Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng đọc và phân tích bảng số liệu qua từng bài học, kĩ năng phân tích bản đồ và vẽ biểu đồ.

3. Thái độ:  Có ý thức nghiên cứu bài học, nghiêm túc xây dựng bài...

II. Chuẩn bị:

  GV:  Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam

          Lược đồ công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam

          Lược đồ giao thông Việt Nam.

  HS: Tư liệu và tranh ảnh và nội dung. 

III. Các bước lên lớp:

doc 6 trang Hải Anh 10/07/2023 2380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_tuan_10_nam_hoc_2016_2017_dang_van_tung.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lý Lớp 9, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

  1. HS giải thích GV nhận xét và bổ sung * Hoạt động 2. Phần Địa lí kinh tế Giáo viên treo bản đồ lên bảng (?) Hãy xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam các vùng kinh tế trọng điểm. HS xác định GV nhận xét. (?) Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? HS: trả lời ( Nền nông nghiệp nước ta không thể trở thành sản xuất hàng hoá nếu không có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến). (?) Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa chính của nước ta. HS : xác định trên lược đồ các vùng trồng lúa chính của nước ta. GV : Kết luận và bình giảng (Đồng bằng phù sa màu mỡ, cơ sở vật chất, kỹ thuật trong nông nghiệp tốt, nhất là thuỷ lợi; là khu vực đông dân cư). (?) Giải thích tại sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của cả nước? HS : giải thích ➢ Cơ cấu nguyên liệu phong phú từ ngành nông nghiệp và thủy sản phân bố rộng. ➢ Nguồn lao động dồi dào. ➢ Thị trường trong nước và xuất khẩu. ➢ Chính sách Nhà nước khuyến khích và phát triển. GV : Kết luận và bình giảng mở rộng. (?) Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta ? HS : giải thích GV kết luận và bình giảng thêm. (?) Vai trò của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trong phát triển kinh tế của nước ta ? HS : giải thích GV kết luận và bình giảng. 4. Củng cố: GV hệ thống lại phần kiến thức trọng tâm cho HS. 5. Hướng dẫn học sinh tự học,làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. Về nhà ôn kỹ nội dung các bài đã học, tiết sau kiểm tra. IV. Rút kinh nghiệm
  2. I. Phần trắc nghiệm: (4điểm; mỗi câu 0.5điểm) Câu 1: Các loại cây được xếp vào cây công nghiệp lâu năm là . A/ Lạc , đậu tương ,mía ,đay ,cà phê ,hồ tiêu . B/ Cà phê ,cao su ,hồ tiêu , điều , dừa , chè . C/ Bông ,dâu Tằm ,thuốc lá ,điều ,dừa . D/Lạc ,đậu tương ,dâu Tằm ,thuốc lá, cà phê ,chè . Câu 2: Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là: A/ Địa hình B/ Sự phân bố công nghiệp C/ Sự phân bố dân cư D/ Khí hậu. Câu 3: Nước ta hình thành mấy vùng kinh tế trọng điểm ? A/ 1. B/ 2. C/ 3. D/ 4. Câu 4: Trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta là? A/ Thành phố Hồ Chí Minh. B/ Hà Nội. C/ Đà Nẵng. D/ Cần Thơ. Câu 5: Thành phố nào có ngành dịch vụ phát triển nhất ở nước ta ? A/ Đà Nẵng . B/ Hà Nội. C/ Hải Phòng. D/ Cần Thơ. Câu 6: Nhóm dịch vụ nào chiếm tỉ trọng nhiều nhất ở nước ta ? A/ Dịch vụ sản xuất . B/ Dịch vụ tiêu dùng. C/ Dịch vụ công cộng. D/ Như nhau. Câu 7: Nước ta có mấy ngư trường lớn? A/ 1. B/ 2. C/ 3. D/ 4. Câu 8: Hai vùng nào sau đây trồng được nhiều cây công nghiệp nhất nước ta? A/ Trung du - miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng. B/Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. C/Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. D/Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. II. Phần tự luận: (6điểm) Câu 1: (2điểm) Em hãy nêu đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta? Câu 2: (1điểm) Nước ta có tài nguyên du lịch nào? Cho ví dụ ở địa phương em? Câu 3: (3điểm) Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%) Nhóm cây / Năm 1990 2000 Tổng số 100 100 Cây lương thực 67,1 60,8 Cây công nghiệp 13,5 22,7 Cây ăn quả,rau đậu và cây khác 19,4 16,5 a.Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt