Giáo án Địa lý Lớp 9, Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

I. Mục tiêu 

1. Kiến thức: 

- Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế chính

- Nhận biết vị trígiới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

2. Kĩ năng:  - Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; các trung tâm công nghiệp của vùng.

               - Phân tích các bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Nam Trung Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.

3. Thái độ: Thấy rõ vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tác động tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

   - Tầm quan trọng của kinh tế biển, tiềm năng khai thác từ biển cho nên phải có ý thức bảo vệ môi trường biển đảo .

II. Chuẩn bị :

 Thầy:  - Bản đồ tự nhiên Việt Nam

         - Lược đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.

 Trò:  - Trả lời câu hỏi trong bài và soạn bài trước khi đến lớp.

         - Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu liên quan đến nội dung bài học.

doc 6 trang Hải Anh 10/07/2023 1800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9, Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_tuan_16_nam_hoc_2016_2017_dang_van_tung.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lý Lớp 9, Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

  1. phá, vũng, vịnh. + Khí hậu nhiệt đới ẩm mang sắc thái á xích đạo cho - Sản xuất lương thực kém phát phép khai thác quanh năm, cho sản lượng lớn ) triển, sản lượng lương thực bình GV: Chốt lại quân đầu người thấp hơn trung (?) Xác định các bãi tôm và bãi cá. bình cả nước. (?) Vì sao vùng biển NTB nổi tiếng với nghề làm muối, đánh bắt và nuôi hải sản? HS giải thích GV khẳng định (?) Dựa vào SGK và kiến thức đã học cho biết tình hình sản xuất lương thực của vùng? (?) Khó khăn lớn trong phát triển nông nghiệp là gì? * Khó khăn: Đất ít, xấu, thiếu HS: Quỹ đất hạn chế, khí hậu khô, bão, lũ lụt, cát, nước mùa khô, lũ lụt mùa mưa. nước mặn xâm lấn GV: Để giảm nhẹ những tác hại đó thì nhà nước ta đang đầu tư lớn cho các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển. (?) Dựa vào bảng 26.2 nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước. b. Công nghiệp: có cơ cấu đa GV: - Vùng có lực lượng công nhân cơ khí có tay dạng nghề cao, năng động. - Nhiều dự án quan trọng đang triển khai như: - Sản xuất công nghiệp còn + Khai thác vàng ở Bồng Miêu chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng tốc độ + Khu công nghiệp Liên Chiểu- Đà Nẵng. tăng trưởng khá cao + Khu công nghiệp Dung Quất diện tích 10.300 ha - Công nghiệp cơ khí, chế biến + Khu kinh tế mở Chu Lai diện tích 3700 ha. lương thực- thực phẩm, khai khoáng khá phát triển (?) Hoạt động giao thông( thuỷ, bộ) của vùng có c. Dịch vụ điều kiện thuận lợi gì để phát triển? - Vận tải trung chuyển tuyến Bắc HS. - Vị trí địa lí: Bắc - Nam, Tây- Đông Nam; vận tải biển. - Phát triển nhiều loại hình dịch vụ (?) Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của - Du lịch là thế mạnh của vùng. vùng? HS. Tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch văn hoá lịch sử nổi tiếng Hoạt động 2 5. Các trung tâm kinh tế và (?) Xác định trên H 26.1 vị trí của các thành phố Đà vùng kinh tế trọng điểm Miền Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Trung (?) Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ - Các trung tâm kinh tế chính: Đà của Tây Nguyên. Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. HS: Đầu mối giao thông quan trọng của Tây - Vùng kinh tế trọng điểm miền
  2. * Hoạt động 1 : Xác định trên lược đồ (bản đồ) các cảng biển ; bãi cá, bãi tôm, cơ sở sản xuất muối, bãi biển du lịch, ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ - HS theo nhóm nhỏ (lớp được chia thành 4 hoặc 6 nhóm nhỏ) dựa vào các hình 24.3 (Lược đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ) và hình 26.1 (Lược đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ), xác định : + Các cảng biển. + Các bãi cá, bãi tôm. + Các cơ sở sản xuất muối. + Những bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng ở BTB và Duyên hải Nam Trung Bộ. - GV yêu cầu HS tìm các địa danh theo yêu cầu trên ở các lược đồ và Átlat Địa lí Việt Nam. Sau đó, yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng chỉ địa danh trên các bản đồ. - Tiếp tục, GV hướng dẫn HS toàn lớp trao đổi, thảo luận, nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Để nhận xét về tiềm năng kinh tế biển của Duyên hải miền Trung, GV hướng dẫn HS dựa vào các địa danh vừa xác định ở trên, kết hợp ôn lại kiến thức về hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, tuần tự theo các ngành kinh tế biển : kinh tế cảng, đánh bắt hải sản, sản xuất muối, du lịch, * Hoạt động 2 : Phân tích số liệu thống kê về tình hình sản xuất thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ - HS theo nhóm nhỏ (lớp được chia thành 4 hoặc 6 nhóm nhỏ) căn cứ vào bảng 27.1 (Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002) : + So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng : Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. + Giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng. - Để thuận tiện cho việc so sánh, GV hướng dẫn HS từ bảng 27.1, tính tỉ trọng (%) về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của từng vùng và toàn vùng Duyên hải miền Trung, lập bảng số liệu theo mẫu bảng gợi ý sau : SẢN LƯỢNG THỦY SẢN Ở BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2002 (%) Toàn vùng Duyên hải Duyên hải miền Trung Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Thủy sản nuôi trồng 100% Thủy sản khai thác 100% - GV hướng dẫn HS sử dụng từ hoặc cụm từ : nhiều/ít, hơn/kém, để so sánh sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản giữa hai vùng. - Để giải thích sự khác biệt giữa hai vùng, GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức liên quan ở các bài 25, 26, gợi ý cho HS hiểu về tiềm năng kinh tế biển Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ. Bắc Trung Bộ có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, Duyên hải Nam Trung Bộ có truyền thống đánh bắt thủy sản. Duyên hải Nam Trung Bộ nằm kề các bãi cá, bãi tôm lớn : Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
  3. Thủy sản khai thác 100% 23,7% 76,3% b. So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng : Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ - Về sản lượng thủy sản nuôi trồng : Bắc Trung Bộ có tỉ trọng trong toàn vùng lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. - Về sản lượng thủy sản khai thác : Nam Trung Bộ có tỉ trọng trong toàn vùng lớn hơn rất nhiều so với Bắc Trung Bộ (tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác của Nam Trung Bộ trong toàn vùng gấp 3 lần sản lượng của Bắc Trung Bộ). c. Giải thích - Bắc Trung Bộ : + Có nhiều đầm phá, vụng, bãi triều, cửa sông thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn. + Duyên hải Bắc Trung Bộ có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản. - Duyên hải Nam Trung Bộ : + Có nhiều bãi tôm, bãi cá, lại nằm kề các ngư trường lớn (Ninh Thuận - Bình Thuận, Hoàng Sa, Trường Sa) thuận lợi cho phát triển mạnh thủy sản khai thác. Đặc biệt, vùng nước trồi trên vùng biển cực Nam Trung Bộ có nguồn hải sản rất phong phú. + Duyên hải Nam Trung Bộ có truyền thống đánh bắt thủy sản và nằm kề các thị trường tiêu thụ thủy sản lớn (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, ). 4. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức của bài học. 5. Hướng dẫn học sinh tự học,làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. - Về nhà xem lại nội dung bài học. - Chuẩn bị tiếp nội dung bài 28. IV. Rút kinh nghiệm Phong Thạnh A, Ngày tháng năm Phó Hiệu Trưởng Đặng Văn Tùng `