Giáo án Địa lý Lớp 9, Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

            

                               Bài 30                    THỰC HÀNH 

SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP

LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN

I. Mục tiêu bài học

   1. Kiến thức:  So sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng : Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

   2. Kĩ năng:   -  Phân tích bảng thống kê.

                        - Viết báo cáo ngắn gọn và trình bày trước lớp.

3. Thái độ: Có ý thức trong lúc thực hành, trình bày báo cáo bài thực hành... 

II. Chuẩn bị

Thầy: Giáo viên chuẩn bị bản đồ treo tường địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế Việt Nam.

Trò : Átlat Địa lí Việt Nam, thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì…

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp:       

2. Kiểm tra bài cũ: 

3. Bài mới:

doc 7 trang Hải Anh 10/07/2023 1840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9, Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_tuan_18_nam_hoc_2016_2017_dang_van_tung.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lý Lớp 9, Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

  1. * Hoạt động 2 : Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp : cà phê, chè - GV giới thiệu cho HS biết một cách khái quát đặc điểm sinh thái của cây chè, cây cà phê. Sau đó, yêu cầu HS (cá nhân) làm bài viết ngắn gọn trên cơ sở tổng hợp về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây. GV yêu cầu HS làm bài tập này trong khoảng 15 - 20 phút. - Sau khi thực hiện nhiệm vụ xong, một số em đọc kết quả trước lớp. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Phân tích số liệu trong bảng thống kê 30.1 a. Về phân bố một số cây công nghiệp lâu năm - Những cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả hai vùng : chè, cà phê. - Những cây công nghiệp lâu năm chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ : cao su, điều, hồ tiêu. b. So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng - Cây chè : chiếm ưu thế về diện tích và sản lượng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (diện tích : 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước ; sản lượng : 211,3 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè cả nước). Trong khi đó, cây chè ở Tây Nguyên chỉ chiếm 24,6% diện tích và 27,1% sản lượng của cả nước. - Cây cà phê : tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước ; sản lượng : 761,7 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cả nước. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, cà phê mới trồng thử nghiệm tại một số địa phương với quy mô nhỏ. 2. Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp : cà phê, chè a. Cây cà phê : - Tình hình sản xuất : diện tích và sản lượng không ngừng gia tăng. Năm 2001, diện tích trồng cà phê Tây Nguyên là 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% cả nước và thu hoạch 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6 % sản lượng cả nước. - Phân bố : + Tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, nhiều nhất ở Đắk Lắk, sau đó là Lâm Đồng, Gia Lai. + Tây Nguyên có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển cây cà phê : đất ba dan màu mỡ, trải rộng thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh tập trung ; khậu cận xích đạo với hai mùa mưa và khô tiện cho việc gieo trồng, thu hái, phơi sấy và bảo quản ; thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu cao - Tiêu thụ sản phẩm + Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng sang các nước EU, Tây Á Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta : Nhật Bản, CHLB Đức, + Nước ta đứng thứ 2 thế giới sau Bra xin về xuất khẩu cà phê.
  2. Ngày soạn: 4 / 12/ 2017 Tiết thứ: 36 - Tuần: 18 Tên bài dạy: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Hiểu và trình bày được đặc điểm chính về sự phân hóa lãnh thổ: + Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Vùng Đồng Bằng sông Hồng. + Vùng Bắc Trung Bộ. + Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. + Vùng Tây Nguyên. 2. Kĩ năng: Củng cố các kĩ năng phân tích các bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê. 3. Thái độ: Phát triển khả năng tổng hợp hệ thống hoá các kiến thức đã học xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, giữa tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người. II. Chuẩn bị - Thầy : Bản đồ các vùng kinh tế. Các lược đồ SGK Trò : Átlat Địa lí Việt Nam, tranh ảnh, tư liệu III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần nhớ. Nội dung 1: Vùng trung du và 1: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ miền núi Bắc Bộ. - Vị trí địa lí: ở phía bắc đất nước, tên các nước (?) Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn và vùng tiếp giáp. lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng - Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ của cả đối với việc phát triển kinh tế - xã nước, có đường bờ biển dài. hội. - Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm (?) Trình bày được đặc điểm tự năng. nhiên, tài nguyên thiên nhiên của - Đặc điểm: địa hình cao, cắt xẻ mạnh, khí hậu có vùng và những thuận lợi, khó khăn mùa đông lạnh; nhiều loại khoáng sản; trữ lượng đối với việc phát triển kinh tế - xã thủy điện dồi dào. hội. - Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú (?) Trình bày được đặc điểm dân cư, tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành. xã hội và những thuận lợi, khó khăn - Khó khăn: địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn đối với việc phát triển kinh tế - xã
  3. đối với việc phát triển của vùng - Thuận lợi: Có một số tài nguyên quan trọng: (?) Trình bày được tình hình phát rừng, khoáng sản, du lịch, biển (dẫn chứng). triển và phân bố một số ngành sản - Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra (bão, lũ, hạn xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ. hán, gió nóng tây nam, cát bay). Nội dung 4: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (?) Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn 4: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: lãnh thổ kéo dài, đối với việc phát triển kinh tế - xã hẹp ngang; tên các vùng và nước tiếp giáp; có hội nhiều đảo, quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Ý nghĩa: cầu nối Bắc - Nam, nối Tây Nguyên (?) Trình bày được đặc điểm tự với biển; thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng nhiên, tài nguyên thiên nhiên của hóa; các đảo va quần đảo có tầm quan trọng về vùng; những thuận lợi, khó khăn kinh tế và quốc phòng đối với cả nước. của tự nhiên đối với việc phát triển - Đặc điểm: Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía kinh tế - xã hội tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông; bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh. (?) Trình bày được đặc điểm dân - Thuận lợi: Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển cư, xã hội; những thuận lợi, khó (biển nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều khăn của dân cư, xã hội đối với phát vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu, ), có một triển kinh tế - xã hội số khoáng sản (dẫn chứng). - Khó khăn: nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, Nội dung 5: VÙNG TÂY hiện tượng sa mạc hóa). NGUYÊN (?) Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn 5: VÙNG TÂY NGUYÊN lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: vùng duy nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã không giáp biển; tên các vùng và nước tiếp giáp hội - Ý nghĩa: gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mối liên hệ với Duyên hải Nam Trung Bộ, mở (?) Trình bày được đặc điểm tự rộng quan hệ với Lào và Cam - pu- chia. nhiên, tài nguyên thiên nhiên của - Đặc điểm: vùng và những thuận lợi, khó khăn + Có địa hình cao nguyên xếp tầng (tên các cao đối với việc phát triển kinh tế - xã nguyên từ bắc vào nam ở Tây Nguyên). Có các hội dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận (dẫn chứng). + Nhiều tài nguyên thiên nhiên. - Thuận lợi: có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành (đất badan nhiều nhất cả nước, rừng tự nhiên còn khá nhiều, khí hậu cận xích đạo, trữ lượng thủy điện