Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:  Sau bài học: Học sinh cần

      Biết phân tích tình hình phát triển ngành thủy sản, hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Kĩ năng: Vẽ biểu đồ.

3. Thái độ:  Kết hợp tốt phương tiện thiết bị và đồ dùng để vẽ và trã lời câu hỏi.

II. Chuẩn bị:

 Thầy:  + Bản đồ treo tường Tự nhiên Việt Nam, hoặc Kinh tế Việt Nam.

          + Biểu đồ mẫu do GV vẽ sẵn.

 Trò: Thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu, Atlat Địa lí Việt Nam.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp:       

2. Kiểm tra bài cũ: 

doc 3 trang Hải Anh 10/07/2023 1980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_tuan_26_nam_hoc_2016_2017_dang_van_tung.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

  1. - Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long vượt xa ở Đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thuỷ sản lớn nhất nước với tỉ trọng sản lượng các ngành rất cao. - Sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi chiếm trên 50% sản lượng cả nước. Đặc biệt là tôm nuôi tỉ trọng sản lượng 76,7%. Bài tập 2: 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc những yêu cầu của đề bài 2. Cách tiến hành: Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản? - Điều kiện tự nhiên: + Diện tích vùng nước trên cạn, trên biển lớn + Nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ + Các bãi tôm, cá trên biển rộng lớn. - Nguồn lao động: + Có kinh nghiệm, tay nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản đông + Thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, năng động, nhạy cảm với tiến bộ mới trong sản xuất và kinh doanh + Một bộ phận nhỏ dân cư làm nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Còn đại bộ phận dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long giỏi thâm canh lúa nước. - Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu. - Thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ rộng lớn: các nước trong khu vực, EU, Nhật, Bắc Mĩ. Câu 2: Thế mạnh trong nghề nuôi tôm xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long - Điều kiện tự nhiên: Diện tích nước rộng lớn nhất ở bán đảo Cà Mau, do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn nên đầu tư lớn sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới nghề nuôi tôm xuất khẩu. - Nguồn lao động: - Cơ sở chế biến Nội dung giống (a) - Thị trường tiêu thụ: Thị trường nhập khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) là nhân tố quan trọng kích thích nghề nuôi thuỷ sản xuất khẩu. Câu 3: Khó khăn trong phát triển ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long - Khó khăn : + Thiếu vốn đầu tư lớn để mở rộng đánh bắt xa bờ. + Hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao còn hạn chế. + Môi trường nước nuôi trồng ngày càng ô nhiễm. + Thiếu con giống sạch bệnh. - Biện pháp: + Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn, giúp ngư dân mở rộng đánh bắt xa bờ. + Bảo đảm vệ sinh môi trường nước nuôi trồng. + Phát triển kĩ thuật và công nghệ chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. + Chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao.