Giáo án Lịch sử 8 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Gái

KIỂM TRA 1 TIẾT

 

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức , kỹ năng , thái độ :

  * Kiến thức   

Củng cố kiến thức đã học trong chương trình từ bài 24-28 bằng cách thực hành kiểm tra viết 1 tiết.

  *Kĩ năng: Làm bài KT

  *Thái độ: Nhận thức được đây là một trong những dịp đánh giá năng lực học tập bộ môn LS, từ đó cần phải cố gắng nhiều hơn.

  2. Năng lực , phẩm chất cần hình thành và phát triển cho học sinh  :

 - Năng lực chung:  tự học; giải quyết vấn đề.      

 II.Chuẩn bị :

   - GV:  đề kiểm tra .

       - HS : ôn tập nội dung giáo viên hướng dẫn .               

 III. ĐỀ KIỂM TRA

I. Phần trắc nghiệm: (4điểm; mỗi câu 0.5điểm)

Câu 1.  Thực dân Pháp nổ sung đánh thành Hà Nội lần thứ nhất vào:

A. Sáng 20.11.1873.                                    B. Trưa 20.11.1873 

C Tối 20.11.1873.                                        D. Rạng sáng 21.11.1873.

Câu 2: Thống đốc thành Hà Nội năm 1873 là:

A. Hoàng Diệu .                                         B. Nguyễn Tri Phương. 

C. Tôn Thất Thuyết .                                  D. Phan Thanh Giản.

docx 3 trang Hải Anh 18/07/2023 1500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Gái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_8_tuan_27_nam_hoc_2019_2020_le_thi_gai.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử 8 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Gái

  1. A. khởi nghĩa Ba Đình . B. khởi nghĩa Bãi Sậy. C. khởi nghĩa Hương Khê . D. khởi nghĩa Yên Thế . II.Phần tự luận: Câu 1.(2 điểm) Em hãy so sánh thái độ, hành động của nhân dân và triều đình Huế trong việc Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất? Câu 2. Vì sao “ Chiếu Cần Vương” được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng? Câu 3. Nêu nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Hướng dẫn chấm môn: Lịch sử 8 I. Phần trắc nghiệm: (4điểm; mỗi câu đúng 0.5điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp A B D B C B B C án II. Phần tự luận: ( 6 điểm) Câu 1( 2điểm). Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì: Kiên quyết chống giặc, nhân dân đã anh dũng đứng lên kháng chiến ở Hà Nội và khắp các tỉnh Bắc Kì. (1 điểm) Ngược lại triều đình Huế: Thái độ không kiên quyết, chống giặc cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết. Tạo điều kiện cho Pháp ra Bắc Kì. Làm thất thủ thành Hà Nội. Kí Hiệp ước Giáp Tuất ( 15.3.1874). (1 điểm) Câu 2( 2 điểm). “Chiếu Cần Vương” được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì: đó là lời kêu gọi tâm huyết của vị vua trẻ tuổi có tinh thần yêu nước. Ông đứng về phía nhân dân chống thực dân Pháp (1.điểm). Trong khi triều đình Huế nhu nhược, cam tâm làm tay sai cho giặc. “ Chiếu Cần Vương” phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam ( 1điểm). Câu 3( 2 điểm). Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế: + Giữa thế kỉ XIX, nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ rời quê hương lên Yên Thế lập làng, tổ chức sản xuất (0.5điểm). + Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định, bóc lột của chúng(1 điêm). + Vì vậy nhân dân ở đây đã đứng lên đấu tranh chống lại thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ cuộc sống của mình (0.5điêm) IV.RÚT KINH NGHIỆM: