Giáo án Lịch sử Lớp 6, Tuần 37 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Qua tiết học, giúp học sinh biết được

- Vài nét về tự nhiên ,dân cư và con người ở Bạc Liêu   

2.Kỹ năng .

      Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát và phân tích,biết liên hệ với các sự kiện khác để các em có nhận thức đúng đắn về những hiện tượng và biến cố lịch sử.

            3. Giáo dục .

      Giáo dục tình cảm cách mạng và lòng biết ơn của HS đối  với người có công với cách mạng 

II. Chuẩn bị

- Thầy: Tranh ảnh về  thiên nhiên tỉnh Bạc Liêu   

- Trò: Học bài, sưu tầm tài liệu về thiên nhiên tỉnh Bạc Liêu   

III . Các bước lên lớp

            1. Ổn định lớp                                                          

Kiểm tra sĩ số                        

            2. Kiểm tra bài cũ .                                     

   Kiểm tra sự chuẫn bị của học sinh 

            3. Vào bài mới .                                           

doc 3 trang Hải Anh 10/07/2023 2320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6, Tuần 37 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_tuan_37_nam_hoc_2016_2017_dang_van_tun.doc

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 6, Tuần 37 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Tùng

  1. I. Vài nét về tự nhiên Bạc Liêu là tỉnh nằm trên bán đảo Cà Mau, ở miền Tây Nam Bộ khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Vùng đất này được hình thành từ nguồn phù sa của sông Cửu Long dưới sự tác động của dòng hải lưu biển Đông và vịnh Thái Lan bồi lắng qua nhiều thế kỉ Phía Tây và Tây Nam Bạc Liêu giáp tỉnh Cà Mau; phía tây bắc giáp Kiên Giang; phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang ; phía Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông Nam giáp biển Đông với bờ biển dài 56 km. Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.570 km2, với 7 đơn vị hành chính : Thành Phố Bạc Liêu, 6 huyện với 50 xã 7 phường và 7 thị trấn Cách đây khoảng hơn 4.000 năm vùng đất Bạc Liêu còn ngập sâu đến 4 – 5 m trong nước biển .Sau quá trình bồi tụ và nâng nhẹ đã tạo nên địa hình như hiện nay ,cao khoảng 1,5 – 2m so với mực nước biển . Phần lớn đất đai ở Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm ,ổn định thích hợp cho sự phát triển đa dạng về nông nghiệp ,đánh bắc thủy hải Sản và đặc biện là sản xuất muối . Bạc Liêu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo , nhiệt độ trung bình 270C, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bảo và áp thấp nhiệt đới ,có hai mùa rõ rệt : mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng năm sau. Hệ thống sông kênh gạch ở Bạc Liêu chằng chịt ,chịu sư chi phối sâu sắc của biển ,chế độ bán nhật triều và là hệ thống giao thông hết sức quan trọng. Vùng biển có tài nguyên thiên nhiên phong phú` và có tính đa dạng sinh học cao . II. Dân cư và con người Trước khi lưu dân Việt (kinh) di cư tới, Bạc Liêu còn là vùng đất hoang vu chưa được khai thác nhiều vì dân cư quá thưa thớt . Từ thế kỉ XVII người Việt từ miền Bắc và từ miền Trung tìm vào vùng đất Nam Bộ mà nơi quy tự đầu tiên là Bà Rịa ,Biên Hòa ,Sài Gòn để khai khẩn đất hoang lập nghiệp Để chốn chạy ách áp bức bóc lột của các thế lực phong kiến và muốn tìm vùng đất mới để khai phá ,lập nghiệp ,đầu thế kỉ XVIII ,lưu dân tiếp tục di cư đến Mĩ Tho, Hà Tiên,Gò Công, Bến Tre, Vĩnh Long,Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu , Cà Mau, Vì lực lượng lưu dân đến Bạc Liêu muộn hơn so với các tỉnh Nam Bộ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên đến thế kỉ XIX ,nơi đây dân cư vẫn còn thưa thớt chủ yếu tập trung sinh sống theo những xóm làng nhỏ ven sông hoặc vùng đất cao xem với rừng rậm . Do đó phần lớn là những cộng đồng tự do chưa được xác lập đơn vị hành chính . Người Hoa đa số là người Triều Châu , Quảng Đông , Phúc Kiến , di cư đến Bạc Liêu vừa để tìm vùng đất mới sinh sống , vừa để tị nạn chính trị vì không chịu nổi ách thống trị của chế độ phong kiến Mãn Thanh hoặc là lực lượng phản Thanh phục Minh nhưng không thành . Di dân người Hoa có hoàn cảnh tương tự di dân người Việt ,nên dẽ dàng hòa nhập với người Việt trên vùng đất Bạc Liêu mới mẻ trù phú. Người Khơmer có mặt ở Bạc Liêu từ rất sớm .Khi Vương quốc Chân Lập thủ tiêu Vương quốc Phù Nam ( TK VII) một số người Khmer theo dòng sông Cửu Long di cưu đến vùng đất Nam Bộ ngày nay để sinh sống , Vì đất rộng với số lượng người ít ỏi , người Khmer chủ yếu chọn vùng đất gò ,đất dòng đẻ lập nghiệp ,hầu hết họ làn hững người nông dân nghèo ,hiền lành chất phát và theo đạo Phật. Theo số liệu điều tra dân số tính đến ngày 1- 4 – 2009 toàn tỉnh Bạc Liêu có 856.250 người với mật độ dân số 339 người/km².Người Kinh chiếm 89,3%, người Khmer chiến 8% ,người Hoa chiếm 2,5% ,còn lại số ít là người chăm , Nùng ,Thái , Mường , . Trong đó 74 %dân số sống ỡ nông thôn và trên 80% số hộ sản xuất nông nghiệp Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong quá trính đấu tranh chống áp bức bóc lột và kẻ thù xâm lượt ,ba dân tộc Kinh (việt) ,Hoa , Khmer và một số dân tộc khác luôn gắn bó chặt chẽ đoàn kết để cùng chung sức giữ gìn và xây dựng quê hương Bạc Liêu giàu đẹp Cũng như những người dân Nam Bộ nói chung ,người dân Bạc Liêu vốn cần cù . thẳng thắng ,hòa hiệp ,trọng nghĩa kinh tài ,yêu quê hương đất nước ,dám xả thân bảo vệ tổ quốc cũng như bảo vệ lí tưởng sống cao đẹp của mình ,những chiến tích ở “Ninh Thạnh Lợi”, “Đồng Nọc Nạn” , là minh chứng hùng hồn cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Bạc Liêu . Họ là những con người bình thường nhưng đã làm nên những chiến tích vẽ vang . Tên tuổi của họ đã hòa vào cái tên Bạc Liêu torng suốt chiều dài lịch sử. Từ miền sôg Hậu Giang xuống vùng đất này hai anh em Đỗ Thừa Luông – Đỗ Thừa Tự cùng nhân dân quận LS6 2