Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 36 - Năm học 2018-2019 - Phan Thanh Rạng

ÔN TẬP HỌC KÌ I 

I/ Mục tiêu bài học:

  1. Kiến thức: 

Các câu hỏi trắc nghiệm cơ bản, và các dạng bài tập ở các cấp mức độ khác nhau theo cấu trúc 

2. Kĩ năng:

- Nhận dạng câu hỏi, biết so sánh, phân tích sự kiện, nhân vật.

- Vận dụng kiến thức đã học giải quyết bài tập, liên hệ thực tiễn.

3. Thái độ:

- Nhận thức sự phát triển theo quy luật của lịch sử.

- Tinh thần yêu chuộng hòa bình, chán ghét chiến tranh, sự đồng cảm với các dân tộc bị áp bức.

II/ Chuẩn bị:

    1. GV: cấu trúc đề

 2. HS: chuẩn bị bài 

III/ Tiến trình dạy học:

1. Ổn định: KTSS, vệ sinh

2. Bài cũ: 

3. Bài mới: 

I/ Cấu trúc đề:

GV trình bày lên bảng

II/ Nội dung

  1. Phần trắc nghiệm

GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

doc 4 trang Hải Anh 15/07/2023 1940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 36 - Năm học 2018-2019 - Phan Thanh Rạng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_36_nam_hoc_2018_2019_phan_thanh_r.doc

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 36 - Năm học 2018-2019 - Phan Thanh Rạng

  1. Câu 11: Đảng cộng sản Mĩ được thành lập: 5/1921 Câu 12: Người đã thực hiện “chính sách mới” đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng là: Ru-dơ-ven. 2/ Phần tự luận Câu 1: Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân: - Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh nên nảy sinh nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công. - Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn - Nửa sau TK XIX chế độ phong kiến suy tàn nên bị các nước thực dân phương Tây xâm lược làm thuộc địa: + Anh: Ma –lai- xi- a, Miến Điện + Pháp: Việt Nam, Lào, Campuchia + Tây Ban Nha, Mĩ: Philippin + Hà Lan, Bồ Đào Nha: In-đô-nê-xi-a Câu 2: Những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX: - Ngay từ khi bị xâm lược, nhân dân ĐNA kiên quyết bảo vệ Tổ quốc nhưng thất bại - Thực hiện chính sách hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị - Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và rộng khắp ở các nước Đông Nam Á: + In-đo: Từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời. Chủ nghĩa Mác được truyền bá vào In-đô, chuẩn bị sự ra đời Đảng cộng sản 1920 + Philippin: cuộc cách mạng 1896-1898 do giai cấp tư sản lãnh đạo chống ách thống trị của Tây Ban Nha, dẫn đến ra đời nước Cộng hòa Philippin, nhưng ngay sau đó Mĩ nhảy vào thôn tính. + Campuchia: khởi nghĩa của A-cha Xoa ở Ta-keo, khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn. + Lào: Năm 1901, Pha-ca- đuốc lãnh đạo nhân dân Na-van-na-khét đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa khác nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven lan sang Việt Nam kéo dài đến 1907 mới bị dập tắt. + Miến Điện: kháng chiến chống Anh rất anh dũng nhưng cuối cùng bị thất bại. + Việt Nam: Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt: Phong trào Cần Vương, khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Vào đầu TK XX, PT giải phóng dân tộc ở Việt Nam mang màu sắc mới. * Nguyên nhân thất bại: + lực lượng thực dân còn mạnh. + chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai. + cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức, lãnh đạo chặt chẽ. Câu 3: Sự khác nhau giữa Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (1917) 2
  2. + Giải quyết nạn thất nghiệp. Các ngành kinh tế đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước -Tác dụng: + Cứu nguy cho CNTB Mĩ, giải quyết phần nào khó khăn cho người lao động + đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì chế độ dân chủ tư sản IV/ Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố Hệ thống lại các kiến thức cơ bản 2. Hướng dẫn về nhà Học bài, chuẩn bị kiểm tra HKI theo lịch của trường. V/ Rút kinh nghiệm: Ưu điểm: Ngày 03 tháng 12 năm 2018 TỔ TRƯỞNG Hạn chế: PHAN THANH RẠNG Phan Thanh Rạng 4