Giáo án Mĩ thuật lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Cao Văn Đạm

Bài 1: Vẽ Trang Trí     

CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

    - Kiến thức: Học sinh biết được một số họa tiết dân tộc miền núi và miền xuôi và nhận ra vẻ đẹp của chúng.

    - Kỹ năng: Học sinh biết được cách chép và chép được một số họa tiết dân tộc đơn giản

    - Thái độ: Học sinh yêu quý giá trị nghệ thuật dân tộc và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

    - Năng lực tự học: Chọn được nội dung đề tài mà mình yêu thích nhất.

    - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện được nét đẹp, bố cục bài vẽ hài hòa thuận mắt, màu sắc hài hòa, tươi sáng, cùng gam màu chủ đạo của họa tiết trang trí dân tộc.

II. Chuẩn bị

    - Giáo viên: Giáo án, SGK, một số họa tiết dân tộc, hình ảnh minh họa chép họa tiết dân tộc.

    - Học sinh: Vở ghi, SGK, giấy A4, bút chì, gôm, tẩy…

III. Tổ chức các hoạt động dạy học 

1. Ổn định lớp (1/):

    - Giáo viên kiểm tra sĩ số, đồ dùng dụng cụ của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ (2/):

doc 4 trang Hải Anh 15/07/2023 3060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Cao Văn Đạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_tuan_1_nam_hoc_2020_2021_cao_van_dam.doc

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Cao Văn Đạm

  1. đó. Hôm nay cô giới thiệu với chúng ta bài 1: Vẽ trang trí – Chép họa tiết trang trí dân tộc. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC NỘI DUNG SINH Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát , nhận xét. (7/) I/ Quan sát, nhận xét. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. * Mục tiêu: Biết được một số họa tiết dân -GV giới thiệu một số họa tiết trang trí ở kiến tộc miền núi và miền xuôi và nhận ra vẻ đẹp trúc, trang phục để thấy được sự phong phú của chúng. của nèn văn hóa. 1/ Nội dung: * Nội dung: Thường là Hoa, lá, mây, sóng, nước, chim Hỏi: Người ta thường dùng hình ảnh nào để muông được đơn giản và cách điệu. trang trí. Trả lời: Hoa, lá, mây, sóng, nước, chim muông Hỏi: Các hoạ tiết thường xuất hiện ở đâu. TL: Gỗ, đá, thêu trên vải, đan bằng mây tre, vẽ trên gốm, xứ Hỏi: Đặc điểm của các họa tiết khi được trang trí là gì. Trả lời: Đã đơn giản hoặc cách điệu. - Các họa tiết khi được sử dụng thường đã đơn giản và cách điệu cao, xong vẫn giữ được đặc trưng cao. 2/ Đường nét: * Đường nét: Uyển chuyển, mềm mại hoặc giản dị, nét Hỏi: Em hãy so sánh nét vẽ họa tiết dân tộc chắc khỏe. người kinh với dân tộc miền núi. Trả lời: - Kinh: Uyển chuyển, mềm mại, phong phú. - Dân tộc miền núi: Giản dị, các nét chắc, khỏe (hình kỉ hà) 3/ Bố cục: * Bố cục: Cân đối, hài hòa Hỏi: Bố cục thường được sắp xếp ra sao. Trả lời: Cân đối, hài hòa - Các họa tiết thường đối xứng qua trục ngang hoặc trục dọc 4/ Màu sắc: * Màu sắc: Rực rỡ hoặc tương phản Đỏ - Đen, Lam - Hỏi: Em có nhận xét gì về màu sắc các họa tiết Vàng dân tộc miền núi. Giáo Án Mĩ Thuật 6
  2. - Cho học sinh nhận xét bài của bạn. - HS nhận xét. + Mức độ hoàn thành. + Chọn họa tiết gì? + Bố cục sắp xếp ra sao? + Màu sắc như thế nào? - GV nhận xét, củng cố lại bài. * Trò chơi: Sắp xếp nhanh các họa tiết - GV có các hình ảnh họa tiết đã chép lại: Hình thật – đơn giản – cách điệu - Yêu cầu các nhóm lên sắp xếp nhanh. - Các tổ thi sắp xếp nhanh các hình ảnh. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối: (1/) - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới. - Về nhà hoàn thành bài vẽ và học bài cũ. - Xem trước bài 2: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (1/) - Mục tiêu: Giáo dục học sinh yêu quý giá trị nghệ thuật của dân tộc từ đó giữ gìn và phát huy. Biết được cách chép và chép được một số họa tiết dân tộc đơn giản. - GV đặt câu hỏi. - HS: Tl. V. Rút kinh nghiệm Ký duyệt tuần 01, Ngày: / /2019 Tổ trưởng: CAO VĂN ĐẠM Giáo Án Mĩ Thuật 6