Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập giữa học kì II

docx 17 trang Đức Chiến 25/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập giữa học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_chan_troi_sang_tao_on_tap_giua_hoc_ki.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Ôn tập giữa học kì II

  1. GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 6 – HỌC KÌ II – BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Ngày soạn .................. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Ngày dạy:................... (Thời lượng: 02 tiết) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - HS khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong 8 tuần đầu học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học ở các bài 6, 7, 8. - Nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập, giúp HS tự đánh giá kết quả học tập giữa học kì II. 2. Phẩm chất Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học . - Thiết kể bài giảng điện tử. - Chuẩn bị phương tiện, học liệu: + Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... + Học liệu: Các câu hỏi kiểm tra kiến thức 2. Học sinh. Xem lại các đơn vị kiến thức đã học trong các bài: bài 6 (Điểm tựa tinh thần); bài 7 (Gia đình yêu thương); bài 8 (Những góc nhìn cuộc sống). C. TỖ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG CUỘC THI RUNG CHUÔNG VÀNG a. Mục tiêu: Học sinh tổng hợp kiến thức đã khám phá được qua tất cả các bài học trong học kì 1. b. Nội dung hoạt động: HS Tham gia cuộc thi - Tự tổng hợp kiến thức theo gợi ý và giúp đỡ của GV c. Sản phẩm: Đáp án từng câu, từng phần của 4 đội chơi. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: - Chia lớp làm 4 đội. Gv yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập số 1. Mỗi đội được phát một bảng ghi và 1 bút dạ. Thành viên các đội phải tự chuẩn bị giấy bút để thảo luận. Mỗi đội sẽ cử một đội trưởng điền đáp án.
  2. - Người dẫn chương trình kiêm thư kí: giáo viên (GV có thể mời một cán bộ Văn) tham gia cuộc thi với tư cách là thư kí - Đội nào viết nhanh, chính xác các nội dung trong phiếu sớm nhất sẽ nhận phần thưởng là tràng vỗ tay. Câu 1: “Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa” Câu văn khắc họa nhân vật Sơn trong truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam qua phương diện nào? A. Ngoại hình của nhân vật B. Ngôn ngữ nhân vật C. Hành động của nhân vật D. Ý nghĩ của nhân vật Đáp án: Ý nghĩ của nhân vật Câu 2: Văn bản “Tuổi thơ tôi” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Đáp án: Tự sự Câu 3: Các yếu tố: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,...là yếu tố cơ bản của thể loại truyện. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Đáp án: Đúng. (Vì truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,.) Câu 4: Những bài thơ: : Những cánh buồm; Chị sẽ gọi em bằng tên; Con là...cùng viết về chủ đề: A. Quê hương B. Tình yêu thương, chia sẻ C.Tình cảm gia đình D.Tình yêu thiên nhiên. Đáp án: C. Tình cảm gia đình Câu 5: Đọc đoạn văn sau, xác định câu chủ đề: Trong cuộc đời của mỗi con người, học từ thầy là quan trọng nhất (1). Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy(2). Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt
  3. thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học(3). A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Không có câu chủ đề Đáp án: Câu 1 Câu 6 Từ chiều trong câu ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” là hiện tượng: A. Từ đồng âm B. Từ đa nghĩa. Đáp án: Từ đồng âm Câu 7: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ Mây và sóng của Ta-go là gì? A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống B. Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực C. Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn D. Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, mơ mộng, kì ảo Đáp án: A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống Câu 8: Trong bài văn nghị luận, người viết dùng lí lẽ và dẫn chứng để nhằm mục đích gì? A. Kể lại một câu chuyện B. Bộc lộ cảm xúc C. Thuyết phục người đọc (người nghe) D. Tái hiện cảnh vật, con người Đáp án: Thuyết phục người đọc (người nghe) Câu 9: Yếu tố đồng nào trong các từ sau có nghĩa là trẻ em? A. Đồng tình B. Đồng thoại C. Đồng bào D. Đồng tâm E. Đáp án: Đồng thoại Câu 10: Từ nào trong các từ sau không phải từ mượn tiếng Hán?
  4. A. Đối thoại B. Thiên nhiên C. Bình đẳng D. Xà phòng Đáp án: Xà phòng HOẠT ĐỘNG 2: ÔN TẬP, HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. ÔN TẬP VỀ THỂ LOẠI VĂN BẢN ĐỌC HIỂU a. Mục tiêu: Giúp HS - Ôn lại kiến thức về các thể loại, đặc điểm của các thể loại văn bản, kiểu văn bản. - Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn. - HS trình bày được những suy nghĩ, thích thú, bài học của bản thân qua một văn bản mình ấn tượng. b. Nội dung: GV yêu cầu HS lập bảng hệ thống danh sách các thể loại hoặc loại văn bản đã học ở học kì 2 (chỉ ra được đặc điểm thể loại) Hs thuyết trình về điều tâm đắc của mình qua việc đọc một cuốn sách. HS làm việc nhóm đôi, kĩ thuật khăn trải bàn c. Sản phẩm: HS trình bày được bảng hệ thống danh sách các thể loại hoặc loại văn bản đã học ở học kì 2. - Thuyết trình được điều tâm đắc của bản thân qua đọc một đoạn văn bản. Hoàn thành các bài tập sau: Phiếu học tập số 1 STT Văn bản Thơ Truyện Nghị luận 1 Con gái của mẹ 2 Gió lạnh đầu mùa 3 Những cánh buồm 4 Tuổi thơ tôi 5 Mây và sóng 6 Chiếc lá cuối cùng 7 Chị sẽ gọi em bằng tên 8 Học thầy,học bạn 9 Bàn về nhân vật Thánh Gióng Phiếu học tập số 2 THỂ VĂN BẢN ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI LOẠI LỰA CHỌN Bài 6 Truyện Bài 7 Thơ
  5. Bài 8 Nghị luận Phiếu học tập số 3 Thể loại Cách đọc hiểu văn bản theo thể loại Truyện Thơ Nghị luận HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến (1) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Bài 1. Lập danh sách các thể GV hướng dẫn HS thực hiện kĩ thuật khăn trải loại, và đặc điểm của thể loại. bàn, hoàn thành phiếu học tập số 01. Thời gian: 7 phút 1. Lập danh sách các thể loại đã được học trongbài 6,7,8. Với mỗi thể loại đã học, chọn một văn bản và thực hiện các yêu cầu sau: Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại được thể hiện qua văn bản ấy. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: +Tổ chức cho HS thảo luận. + GV quan sát, khích lệ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận. + HS nhận xét lẫn nhau. Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức Bài tập 1: Phiếu học tập số 1 STT Văn bản Thơ Truyện Nghị luận
  6. 1 Con gái của mẹ 2 Gió lạnh đầu mùa x 3 Những cánh buồm x 4 Tuổi thơ tôi x 5 Mây và sóng x 6 Chiếc lá cuối cùng x 7 Chị sẽ gọi em bằng tên x 8 Con là x 9 Học thầy,học bạn x 10 Bàn về nhân vật Thánh Gióng x Bài tập 2: Lập bảng thống kê các đơn vị kiến thức đã học trong các bài học 6, 7, 8 theo mẫu sau: Gợi ý Phiếu học tập số 2 THỂ VĂN BẢN ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI LOẠI LỰA CHỌN Bài 6 Truyện Gió lạnh đầu - Đề tài: Truyện nói về việc cho áo và cho vay mùa tiền mua áo của hai gia đình ở một phố huyện nghèo. - Chủ đề: Ca ngợi tình yêu thương chia sẻ ấm áp, sự giúp đỡ, chia sẻ của những người nghèo với nhau - Chi tiết tiêu biểu: Sơn đã nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên - Nhân vật: Sơn và chị Lan đều là những đứa sống giàu t́ình thương, trong sáng, đáng yêu, giàu lòng trắc ẩn. Bài 7 Thơ Những cánh - Thể thơ tự do linh hoạt buồm - Có sự kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, điệp ngữ, từ láy, đối lập, - Hình ảnh thơ độc đáo, từ ngữ chắt lọc, tái hiện, lời thơ giản dị, tác giả đã khéo léo xây dựng ngôn ngữ đối thoại mang tính thẩm mĩ cao.
  7. - Nhịp thơ trầm lắng, bay bổng, thể hiện được tình cảm ca con thiết tha, sâu lắng. - Bài thơ đã thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. - Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống. Bài 8 Nghị Học thầy, học - Vấn đề nghị luận: Bàn về tầm quan trọng của luận bạn việc học thầy, học bạn đối với mỗi người. - Bài văn nghị luận với ý kiến xác đáng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng sắc bén, thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. - Tác giả khẳng định tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn. - Học thầy, học bạn là hai quá trình bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình học tập, tạo nhận thức toàn diện về việc học Bài tập 3: Cách đọc hiểu văn bản theo thể loại: Phiếu học tập số 3 Thể loại Cách đọc hiểu văn bản theo thể loại: Truyện - Đọc kĩ tác phẩm để xác định nhân vật, chi tiết tiêu biểu của truyện, tóm tắt được cốt truyện. - Chỉ ra những đặc điểm của nhân vật trong truyện thông qua các phương diện: ngoại hình, ngôn ngữ nhân vật, ý nghĩ, hành động,...của nhân vật. - Nhận biết đề tài, chủ đề, người kể chuyện. - Rút ra được bài học cho bản thân. Thơ - Nhận biết được các yếu tố hình thức nổi bật của bài thơ: nhan đề, dòng thơ, khổ thơ, vần nhịp, hình ảnh, biện pháp tu từ, - Hiểu được bài thơ là lời của ai? nói với ai? nói về điều gì? nói bằng cách nào? Cách nói ấy có gì độc đáo, đáng nhớ?
  8. - Chỉ ra tình cảm, cảm xúc của người viết và những tác động của chúng đến tình cảm của người đọc. Nghị luận - Nhận biết vấn đề mà tác giả nêu trong văn bản. - Chỉ ra được các lí lẽ và bằng chứng cụ thể mà người viết đã sử dụng để làm sáng tỏ ý kiến. - Nhận xét được các lí lẽ, bằng chứng (rõ ràng, chặt chẽ, tiêu biểu, phong phú, có sức thuyết phục, ) - Nêu được ý nghĩa của vấn đề mà văn bản đặt ra với mọi người. II. CÁC KIỂU BÀI VIẾT ĐÃ THỰC HÀNH a. Mục tiêu: Giúp HS - Ôn lại kiến thức về các kiểu bài viết đã học ở bài 6,7,8 về mục đích, yêu cầu, các bước thực hiện bài viết cũng như đề tài cụ thể và những kinh nghiệm quý báu khi viết các kiểu bài đó. b. Nội dung: GV yêu cầu HS lập bảng hệ thống các kiểu bài (thực hiện phiếu học tập số 3). HS làm việc nhóm (sử dụng kĩ thuật cặp đôi chia sẻ) c. Sản phẩm: Bảng hệ thống các kiểu bài (thực hiện phiếu học tập số 3) d.Tổ chức thực hiện: Phiếu học tập số 4 Bài Các Mục đích Yêu cầu đối với Các bước cơ bản để thực hiện học kiểu mỗi kiểu bài bài viết bài viết 6 7 8 HĐ của thầy và trò Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV giao nhiệm vụ: II. CÁC KIỂU BÀI VIẾT ĐÃ THỰC HÀNH HOẠT ĐỘNG NHÓM THEO CẶP ĐÔI GV hướng dẫn HS tìm ý chính ý theo Phiếu học tập số 4 - Hướng dẫn HS viết ý tưởng cá nhân, sau đó thảo luận thống nhất ý kiến với bạn. Hãy nêu các kiểu bài viết
  9. mà em đã thực hành ở các bài 6,7,8. Với mỗi kiểu bài, cho biết: a. Mục đích mà kiểu bài hướng tới. b. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài. c. Các bước cơ bản để thực hiện bài viết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + Tổ chức trao đổi theo câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ. + HS dự kiến sản phẩm + GV quan sát Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận + HS trình bày sản phẩm. + GV gọi HS khác nhận xét về bài viết của bạn. Bước 4: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung khen ngợi những bài viết sáng tạo, chân thành, có cảm xúc...đảm bảo yêu cầu. Khích lệ HS chưa đạt được yêu cầu nỗ lực hơn. (Mỗi kiểu bài trình chiếu 1 sile riêng): Phiếu học tập số 4 Bài Các kiểu Mục đích Yêu cầu đối với mỗi Các bước cơ bản để học bài viết kiểu bài thực hiện bài viết 6 Viết biên - Hiểu được cấu a. Về hình thức, bố - Tìm hiểu nội dung, bản về một trúc của một cục cần có: mục đích cuộc thảo cuộc họp, biên bản. luận/ cuộc họp. cuộc thảo - Nắm được các - Quốc hiệu và tiêu - Chuẩn bị viết biên luận hay yêu cầu về hình ngữ; tên văn bản; thời bản: người viết biên một vụ việc thức và nội gian, địa điểm ghi biên bản có thể ghi trước dung của một bản. các mục, các phần cơ biên bản bản của một biên bản. - Thành phần tham dự. - Biết viết một - Viết biên bản. biên bản đúng - Diễn biến sự kiện - Chỉnh sửa và đọc lại quy cách. thực tế biên bản cho các thành viên dự họp nghe. - Phần kết thúc
  10. b. Về nội dung, thông tin cần đảm bảo: - Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể. - Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan. - Nội dung ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm. 7 Viết đoạn Nêu lên những - Đảm bảo yêu cầu về - Xác định cảm xúc mà văn ghi lại suy nghĩ và hình thức của đoạn bài thơ mang lại. cảm xúc về rung động của văn. - Xác định chủ đề của một bài thơ. em về bài thơ bài thơ. đó ( về chi tiết - Trình bày cảm xúc về - Tìm và xác định ý nội dung hoặc một bài thơ. nghĩa của những từ nghệ thuật của ngữ, hình ảnh độc đáo, - Sử dụng ngôi thứ nhất bài thơ mà em biện pháp tu từ có để chia sẻ cảm xúc. có ấn tượng và trong bài thơ. yêu thích) - Các câu trong đoạn - Nêu lên các lí do văn cần được liên kết khiến em thích. với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn. 8 Viết bài văn Thuyết phục - Nêu được hiện tượng - Lựa chọn đề tài. trình bày ý người khác cần bàn luận. - Xác định ý kiến, thái kiến về một bằng lập luận - Thể hiện được ý kiến độ của em hiện tượng theo ý kiến của của người viết. - Những khía cạnh cần trong đời mình về một - Dùng lí lẽ và bằng bàn bạc sống hiện tượng chứng để thuyết phục - Bài học rút ra từ hiện trong đời sống người đọc. tượng - Bố cục bài viết rõ ràng III. NHỮNG NỘI DUNG THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE