Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_7_canh_dieu_bai_2_tho_bon_chu_nam_chu.docx
Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
- DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI 2- DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022 BỘ SGK CÁNH DIỀU BÀI HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC SĐT CÔNG VIỆC 1. Trương Thị Giang Trường THCS Phú Xuân- TP Thái Bình 0933049966 2. Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Phú Xuân- TP Thái Bình 0972579455 3. Bùi Thị Thúy Trường THCS Phú Xuân- TP Thái Bình 0989146637 Bài 2 4. Lê Thị Hạnh Trường THCS Phú Xuân- TP Thái Bình 0378808266 5. Phùng Thị Hằng Nga Trường THCS Phú Xuân- TP Thái Bình 0834200199 6. Hà Thị Hằng Trường THCS Phú Xuân- TP Thái Bình 0946113884 ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MẸ – Đỗ Trung Lai – Thời gian thực hiện : 2 tiết I. MỤC TIÊU 1 Về kiến thức: - Vài nét chung về nhà thơ Đỗ Trung Lai. - Một số yếu tố hình thức (về vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa, ) của bài thơ bốn chữ. - Nội dung bài thơ : thể hiện sự vất vả của người mẹ, tình yêu thương chân thành của người con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần. - Đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ. 2 Về năng lực: 1
- - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể thơ bốn chữ thể hiện trong bài “Mẹ”- Đỗ Trung Lai. - Chỉ ra được kết cấu bài thơ; - Nhận biết và thông hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong bài thơ; - Cảm nhận được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Mẹ; - Cảm nhận được tình cảm yêu thương, trân trọng mẹ mà nhà thơ gửi gắm; - Thấm thía tình yêu thương cha mẹ dành cho chúng ta. 3 Về phẩm chất: - Yêu thương, biết ơn, trân trọng và hiếu thảo với cha mẹ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Máy chiếu, máy tính. - Tranh ảnh về nhà thơ Đỗ Trung Lai và văn bản “Mẹ”. - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HĐ 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. b) Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, HS trả lời. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Hãy tưởng tượng khi mẹ đã già, hãy miêu tả lại hình ảnh đó và nêu cảm xúc của em? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được mấy từng trời cao 2
- Đố ai đếm được vì sao Đố ai đếm được công lao mẹ thầy. Câu ca dao ấy đã thể hiện được những vất vả, hi sinh, được công ơn lớn hơn trời bể của mẹ. Thời gian cứ chảy trôi, người mẹ của chúng ta mỗi ngày càng già đi. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã khắc họa rất thành công hình ảnh người mẹ lúc về già và qua đó thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ. Trong tiết học hôm nay, cô và cả lớp sẽ cùng tìm hiểu bài thơ “Mẹ” để trân quý những phút giây được ở bên cạnh cha mẹ của mình. 2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà thơ Đỗ Trung Lai và văn bản “Mẹ” b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi - Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị. ? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Đỗ Trung Lai? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin. 1.Tiểu sử HS quan sát SGK. - Đỗ Trung Lai (1950) B3: Báo cáo, thảo luận 3
- GV yêu cầu HS trả lời. - Quê quán: Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà HS trả lời câu hỏi của GV. Tây cũ (nay Hà Nội). B4: Kết luận, nhận định (GV) 2. Sự nghiệp: Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến + Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học thức lên màn hình. Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo. + Phong cách sáng tác: giọng thơ trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên. - Các tác phẩm tiêu biểu: + Đêm sông Cầu (thơ, 1990) + Anh em và những người khác (thơ, 1990) + Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991) + Thơ và tranh (1998) + Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000) 2. Tác phẩm a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, bố cục ) b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm. - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến 4
- B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) a) Đọc và tìm hiểu chú thích - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. - HS đọc đúng, truyền cảm. - Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: ?Nêu xuất xứ của bài thơ. b) Tìm hiểu chung ? Xác định thể thơ? Chỉ ra những yếu tố đặc trưng - Xuất xứ: Trích tập thơ “Đêm của thể thơ qua bài thơ (vần, nhịp, dòng, khổ thơ). sông Cầu”. ?Xác định PTBĐ chính. - Thể thơ: 4 chữ. ? Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Có thể chia văn bản + Mỗi câu gồm 4 tiếng, số câu thành mấy phần và nội dung từng phần? trong bài không hạn định.Các khổ, ? Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? đoạn trong bài được chia linh hoạt, Cảm xúc như thế nào? tùy theo nội dung và cảm xúc. + Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng B2: Thực hiện nhiệm vụ của câu bốn trong mỗi khổ. HS: + Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 - Đọc văn bản hoặc 1/3 - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ - PTBĐ: Biểu cảm + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu - Bố cục: 2 phần cá nhân. + P1: Hình ảnh người mẹ. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận + P2: Tình cảm của người con dành và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán cho mẹ. phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. - Bài thơ là lời của người con thể hiện tình yêu thương dành cho mẹ khi nhận ra sự già đi của người mẹ theo năm tháng. GV:- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). 5
- - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Hình ảnh người mẹ. a) Mục tiêu: Giúp HS - Tìm được những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ. - Cảm nhận về hình ảnh đó. b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) *Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ: - GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS thảo 6
- luận theo nhóm đôi: + Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất ? Để làm nổi bật hình ảnh “mẹ” tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? + Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời ? Qua đó, hình ảnh người mẹ được hiện lên như thế nào? - Hình ảnh sóng đôi “cau” và “mẹ”: Thông qua hình ảnh cây cau, quả cau gần gũi thân thuộc, nhà thơ bày tỏ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già, mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. - Những hình ảnh đối lập như Hình ảnh mẹ Hinh ảnh cau + lưng mẹ cau “thẳng” “còng” mẹ “đầu bạc cau “ngọn xanh trắng” rờn mẹ “ngày một cau “ngày càng thấp” cao” mẹ “gần đất” cau “gần giời” B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: trao đổi theo nhóm đôi. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó => Gợi ra sự liên tưởng về tuổi già khăn). khiến lòng người con quặn thắt khi B3: Báo cáo, thảo luận “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”. GV: - Biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: ví von - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình hình ảnh mẹ già như miếng cau khô để bày. gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). người mẹ. 7
- HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức và bổ sung thêm hành động của người mẹ: + Khi con còn bé bổ cau làm tư. + Hiện tại: cau bổ tám mẹ còn ngại to. Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa hình ngời mẹ. Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ. GV: Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa khi nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của mẹ mà gợi ra bao cảm nhận về công lao của mẹ, sự nhọc nhằn, đắng cay trong cuộc đời mẹ cho con khôn lớn, trưởng thành. Người con thảng thốt nhận ra quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, không tránh khỏi quy luật cuộc đời và ngày con xa mẹ đang đến gần, chúng ta cùng tìm hiểu tình cảm của người con dành cho mẹ. 2. Tình cảm của người con dành cho mẹ a) Mục tiêu: Giúp HS - Cảm nhận được tình cảm của người con dành cho mẹ qua các chi tiết trong bài. - Nhận diện và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ, đặc biệt là biện pháp tu từ so sánh. b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS. 8
- - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần) c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ: - Chia nhóm đôi. “Một miếng cau khô - Giao nhiệm vụ: Khô gầy như mẹ ?Tìm những hành động thể hiện tình cảm Con nâng trên tay của người con dành cho mẹ? Không cầm được lệ”. ?Em thích nhất hành động nào của người con để thể hiện tình cảm của con dành -Tình cảm của người con: cho mẹ. o Nâng: sự trân trọng, nâng niu miếng trầu - hình ảnh tượng trưng ?Qua những hành động đó, em cảm nhận cho mẹ. tình cảm của người dành cho mẹ như thế o Cầm: tình cảm dồn nén, chứa nào? đựng bao xót xa, tình cảm của B2: Thực hiện nhiệm vụ con dành cho mẹ HS: => Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho - 2 phút làm việc cá nhân mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay - 3 phút thảo luận cặp đôi đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không B3: Báo cáo, thảo luận khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ. GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Với sự xót xa, con tự vấn trời đất cũng là tự vấn bản thân mình: Sao mẹ ta già? - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). => Câu hỏi tu từ thể hiện sự vô vọng, sự HS bất lực của người con không thể níu kéo - Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm. thời gian chậm lại, níu kéo mẹ ở lại mãi - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận mãi bên con. "Mây bay về xa" như mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. Lời thơ mở ra dư xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). âm nghẹn ngào, nỗi xúc động dưng dưng. B4: Kết luận, nhận định (GV) 9
- - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. III. TỔNG KẾT B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) III. Tổng kết - Chia nhóm lớp theo bàn 1. Nghệ thuật - Phát phiếu học tập số 5 - Thể thơ bốn chữ - Giao nhiệm vụ nhóm: - Lời thơ giản dị, tự nhiên. ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử - Hình ảnh thơ gần gũi. dụng trong văn bản? - Kết hợp các biện pháp nghệ ? Nội dung chính của văn bản “Về thăm mẹ”? thuật tu từ : so sánh, ẩn dụ, đối ? Ý nghĩa của văn bản. lập B2: Thực hiện nhiệm vụ 2. Nội dung HS: Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa hình ảnh - Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy. người mẹ. Qua đó, bài thơ thể - Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). tình yêu thương chân thành của GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, con dành cho mẹ và sự đau đớn, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). buồn tủi khi quỹ thời gian không còn nhiều, dường như ngày con xa B3: Báo cáo, thảo luận mẹ đang đến gần. HS: 3. Ý nghĩa - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, - Tình yêu thương bao la của cha HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung mẹ dành cho ta thể hiện từ những (nếu cần) cho nhóm bạn. điều bình dị, giản đơn nhất ; GV: - Mỗi chúng ta cần biết yêu - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các thương, trân trọng, biết ơn và hiếu nhóm. thảo với cha mẹ của mình. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của 10