Giáo án Sinh học 6 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trần Ngọc Bích
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
-Kiến thức: Kiểm tra sự hiểu chắc kiến thức của học sinh về cấu tạo tế bào thực vật; cấu tạo và chức năng của rễ, thân. Qua kiểm tra, phân luồng học sinh, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp.
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng tự giác, tư duy độc lập, kỹ năng làm bài trắc nghiệm.
- Thái độ: Giáo dục hs tính trung thực, nghiêm túc trong khi làm bài.
2. Năng lực, phẩm chất
Phát triển năng lực tự học, sống tự chủ.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Hệ thống câu hỏi, đáp án. Chuẩn bị đề poto đủ cho hs (Chuẩn bị đề trên bảng phụ).
Ma trận
Cấp độ Tên chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng |
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trần Ngọc Bích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_6_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_tran_ngoc_bich.doc
Nội dung text: Giáo án Sinh học 6 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trần Ngọc Bích
- 2. HS: Ôn lại tất cả các bài đã học. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Kiểm tra - Đánh giá. - KTDH: Kĩ thuật đặt câu hỏi IV. TỔ CHỨC CÁC HĐ DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động - GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số. - Kiểm tra bài cũ - Vào bài : 2. Bài kiểm tra ĐỀ BÀI KIỂM TRA Phần 1: Trắc nghiệm: (5đ) Chọn câu trả lời đúng: Câu 1. Các tế bào con nhờ quá trình nào sau đây mà chúng lớn dần thành những tế bào trưởng thành? A. Trao đổi chất. C. Trao đổi chất và tổng hợp. B. Tổng hợp. D. Phân bào. Câu 2. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có rễ cọc? A. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng. B. Cây bưởi, cây cà chua, cây hành, cây cải. C. Cây dừa, cây lúa, cây ngô. D. Cây táo, cây mít, cây cà, cây lúa. Câu 3. Nhóm cây áp dụng biện pháp ngắt ngọn là. A. Cây bạch đàn, cây mít, cây đay. B. Gỗ lim, cây xà cừ, cây cao su. C. Cây rau muống, cây mồng tơi, cây bí ngô. D. Cây đậu ván, cây đay, cây cà phê. Câu 4. Nhóm cây toàn cây thân rễ là. A. Su hào, cây tỏi, cây cà rốt. C. Khoai tây, cà chua, cải củ. B. Cây dong ta, cây cải, cây gừng. D. Cây gừng, nghệ, dong ta. Câu 5. Vỏ của thân cây gồm. A. Thịt vỏ và ruột. C. Mạch rây, mạch gỗ và ruột. B. Biểu bì và thịt vỏ. D. Biểu bì và mạch rây. Câu 6. Mô là một nhóm tế bào có đặc điểm: A. Có hình dạng giống nhau, cùng thực hiện các chức năng riêng. B. Có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. C. Có hình dạng khác nhau, thực hiện các chức năng riêng. D. Có hình dạng, cấu tạo khác nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. Câu 7. Bộ phận nào đóng vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Lục lạp. C. Nhân. B. Không bào. D. Tế bào chất. Câu 8. Sự phân chia tế bào bao gồm A. sự phân chia nhân. C. sự phân chia tế bào chất và vách tế bào. B. sự phân chia nhân, tế bào chất và vách tế bào. D. sự phân chia nhân và tế bào chất. Câu 9. Chức năng của miền trưởng thành của rễ là
- Câu 2: Cấu tạo ngoài của thân cây gồm có những bộ phận nào? Có mấy loại thân chính? Kể tên và cho VD? (2đ) Câu 3: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? (1đ) ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT Phần 1: Trắc nghiệm: (5đ) Chọn câu trả lời đúng: (2đ) Câu 17: Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống sao cho thích hợp. (1đ) (1) – lông hút (0.25đ) (2) – vỏ (0.25đ) (3) – mạch gỗ (0.25đ) (4) – nước và muối khoáng (0.25đ) Phần 2: Tự luận: (5đ) Câu 1: Quá trình phân chia của tế bào thực vật là: (2đ) - Đầu tiên hình thành 2 nhân tách xa nhau.(0,5đ) - Sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bài hình thành, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào mới.(0,5đ) - Ý nghĩa: giúp thực vật sinh trưởng và phát triển. (1đ) Câu 2: + Cấu tạo ngoài của thân cây (1 đ) - Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. - Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa. + Có 3 loại thân chính:(1 đ) -Thân đứng: +Thân gỗ: Cây bàng +Thân cột : Cây dừa +Thân cỏ: Cây rau cải -Thân leo: Cây mướp -Thân bò: Cây khoai lang. Câu 3: Vì khi cây ra hoa, kết quả sẽ sử dụng hết chất dinh dưỡng trong củ -> năng suất thấp. (1đ) 3. Hoạt động luyện tập: - Gv: Thu bài . 4. Hướng dẫn về nhà - Mỗi nhóm chuẩn bị các loại lá sau: lá rau muống, lá lốt, lá sen (hoặc súng), lá rau má, lá địa lan, lá rẻ quạt, lá địa liền, 1 cành hồng, 1 cành mồng tơi. - Nghiên cứu bài 19, trả lời các câu hỏi sau: + Phiến lá có đặc điểm gì? + Có mấy kiểu gân lá? + Đặc điểm phân biệt lá đơn, lá kép? + Có mấy kiểu xếp lá trên thân và cành? V. RÚT KINH NGHIỆM