Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phong Thạnh Tây
Bài 21. QUANG HỢP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: Khi có ánh sáng, lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí oxi.
+ Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cây cần sử dụng để chế tạo tinh bột?
- Kỹ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức.
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.
+ Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
+ Biết làm thí nghiệm để chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân.
+ Biết giải thích được một vài hiện tượng thực tế như: vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, vì sao nên thả rong vào bể nuôi cá cảnh.
- Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, chăm sóc cây, bảo vệ môi trường.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học: Đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua đặt các câu hỏi khác nhau về nội dung kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_12_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.doc
Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phong Thạnh Tây
- + Biểu bì gồm một lớp tế bào có vách ngoài dày, xếp sát nhau -> bảo vệ + Các tế bào biểu bì không màu, trong suốt -> ánh sáng chiếu qua được + Có nhiều lỗ khí -> giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước. - Thịt lá: Tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp giúp phiến lá thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. - Gân lá gồm các bó mạch có chức năng vận chuyển các chất, các bó mạch gân lá nối với bó mạch của cành và thân. 3. Bài mới Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu - Thời lượng: 2 phút - Mục đích: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Như đã biết, khác hẳn với động vật, cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ tự nuôi sống mình, là do lá có nhiều lục lạp. Vậy lá cây chế tạo được chất hữu cơ gì và trong điều kiện nào? Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức (33 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học Kiến thức 1: Tìm hiểu về các chất mà lá chế tạo khi có ánh sáng. - Thời lượng: 17 phút - Mục đích: Tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: Khi có ánh sáng, lá có thể chế tạo được tinh bột. - Yêu cầu học sinh các - Các nhóm báo cáo kết I. Xác định chất mà nhóm báo cáo kết quả thí quả thí nghiệm. lá chế tạo khi có ánh nghiệm. sáng - Kiểm tra kết quả thí 1. Thí nghiệm nghiệm các nhóm. - Lấy chậu trồng dây ? Hãy nêu các bước tiến - Đại diện 1 nhóm báo lang để chổ tối 2 hành thí nghiệm? cáo cách tiến hành. ngày, dùng băng giấy - Lấy kết quả 1 nhóm, tiến - Quan sát. đen bịt kín 1 phần 2 hành đun sôi cách thủy và mặt lá. thử dung dịch iôt. - Để chậu chổ có ánh - Hãy nhận xét hiện tượng - Quan sát kết quả thí sáng mặt trời từ 4 – 6 khi nhỏ dd iôt lên lá khoai nghiệm, thảo luận nhóm giờ. lang làm thí nghiệm? Giải đại diện phát biểu, nhóm - Ngắt lá đó, bỏ băng thích hiện tượng xảy ra? khác bổ sung. đen, cho vào cồn 90o - Hướng dẫn học sinh quan - Quan sát thí nghiệm đun sôi cách thủy để sát thí nghiệm; Bổ sung theo hướng dẫn của giáo tẩy hết chất diệp lục hoàn chỉnh nội dung. viên. rồi rửa sạch. ? Vậy qua quá trình quang -Thảo luận nhóm đại - Bỏ lá đó vào dung hợp cây đã chế tạo được diện phát biểu, nhóm dịch iốt loãng.
- - Thời lượng: 4 phút - Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học - GV cho HS đọc kết luận trong SGK. - GV yêu cầu HS trả lời: Câu 1. Trong quá trình quang hợp, lá nhả ra loại khí nào ? A. Khí hiđrô B. Khí nitơ C. Khí ôxi D. Khí cacbônic Câu 2. Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột ? A. Hoa B. Rễ C. Lá D. Thân Câu 3. Cho một cành rong đuôi chó vào bình chứa nước. Đổ đầy nước vào một ống nghiệm sau đó úp ngược ống nghiệm vào cành rong đuôi chó sao cho không có bọt khí lọt vào. Để bình nước này ra chỗ có nắng thì sau một thời gian, người ta quan sát thấy hiện tượng gì ? A. Chất kết tủa màu trắng dần xuất hiện ở đáy ống nghiệm B. Nước trong bình chuyển dần sang màu hồng nhạt C. Nước trong ống nghiệm chuyển màu xanh thẫm. D. Bọt khí nổi lên và khí dần chiếm chỗ nước trong ống nghiệm. Câu 4. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu? A. Vì quá trình quang hợp của rong rêu sẽ thải khí ôxi, giúp hoạt động hô hấp của cá diễn ra dễ dàng hơn. B. Vì rong rêu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá. C. Vì rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh. D. Tất cả các phương án đưa ra. + HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét và kết luận câu hỏi. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng và mở rộng - Thời lượng: 2 phút - Mục đích: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Nếu khi trời không có nắng thì có thể tiến hành thí nghiệm quang hợp được không? + HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Tiết thứ: 24 Tuần 12 Bài 21. QUANG HỢP (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ - Kiến thức: + Biết được các điều kiện cần cho quá trình quang hợp. + Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp. + Viết sơ đồ tóm tắt về hiện tượng quang hợp. - Kỹ năng: + Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức. + Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức. + Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. - Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, chăm sóc cây, bảo vệ môi trường. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học: Đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua đặt các câu hỏi khác nhau về nội dung kiến thức. - Năng lực hợp tác: Trao đổi thảo luận, trình bày kết quả trước tập thể. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 6, giáo án. - Học sinh: SGK lớp 6, xem trước nội dung bài. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) ? Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng? ? Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng? 3. Bài mới Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu - Thời lượng: 2 phút - Mục đích: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- bằng CO2 và O2); Để cây thực hiện quang hợp tốt nhất phải đảm bảo về điều kiện nước, nhiệt độ và ánh sáng. Kiến thức 2: Tìm hiểu về khái niệm quang hợp. - Thời lượng: 20 phút - Mục đích: + Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp. + Viết sơ đồ tóm tắt về hiện tượng quang hợp. - GV yêu cầu cá nhân HS - Cá nhân HS nghiên cứu 2. Khái niệm về nghiên cứu SGK trang 72. SGK trang 72. quang hợp - GV gọi HS lên bảng viết - 2 HS lên bảng viết lại sơ Quang hợp là quá lại sơ đồ quang hợp. đồ quang hợp. trình lá cây nhờ có - GV cho HS nhận xét -> - HS nhận xét -> thảo chất diệp lục, sử dụng thảo luận về khái niệm luận về khái niệm quang nước, khí cacbonic và quang hợp hợp năng lượng ánh sáng *- GV gợi ý: mặt trời chế tạo ra ? Lá cây sử dụng nguyên - Quang hợp là quá trình tinh bột và nhả khí liệu nào để chế tạo tinh lá cây nhờ có chất diệp oxi. bột? Nguyên liệu đó được lục, sử dụng nước, khí - Sơ đồ quang hợp lấy từ đâu? cacbonic và năng lượng (SGK trang 72). ? Lá cây chế tạo tinh bột ánh sáng mặt trời chế tạo trong điều kiện nào? ra tinh bột và nhả khí oxi. - GV nhận xét, hoàn chỉnh - Lắng nghe. khái niệm quang hợp. - GV cho HS đọc thông tin - HS đọc thông tin mục mục SGK trang 72 SGK trang 72 - GV hỏi: Ngoài tinh bột, - HS trả lời như yêu cầu lá cây còn tạo ra những nội dung SGK trang 72. sản phẩm hữu cơ nào khác? - Khá - giỏi: Những cây HS trả lời, HS khác nhận có lá màu đỏ có thể xét, bổ sung. quang hợp được không? Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Thời lượng: 4 phút - Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học - GV cho HS đọc kết luận trong SGK. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 1. Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật ?
- Ký duyệt tuần 12 Ngày tháng năm 2019 BGH