Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phong Thạnh Tây

Bài 15. CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức: 

+ Hiểu được đặc điểm cấu tạo của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút).

+ Nêu được đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng. 

          - Kỹ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức.

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.

+ Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.

+ Thấy được cấu tạo của thân cây lúa, lau sậy,… khác với một số cây thân gỗ.

- Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: 

Năng lực tự học: Đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua đặt các câu hỏi khác nhau về nội dung kiến thức. 

- Năng lực hợp tác: Trao đổi thảo luận, trình bày kết quả trước tập thể.

doc 12 trang Hải Anh 17/07/2023 1920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phong Thạnh Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_8_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.doc

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phong Thạnh Tây

  1. - Thời lượng: 2 phút - Mục đích: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, tư duy logic, thảo luận nhóm, so sánh, phân tích - tổng hợp, giảng giải minh hoạ, gợi mở - vấn đáp. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ sau: Thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn thân và ngọn cành, chúng thường có màu xanh lục. Cấu tạo trong của thân non như thế nào? giống và khác gì so với cấu tạo rễ cây? - Bằng hiểu biết của mình, HS thảo luận và đưa ra nhận xét. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức. Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức (35 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học Kiến thức 1: Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non - Thời lượng: 15 phút - Mục đích: + Hiểu được đặc điểm cấu tạo của thân non. + Nêu được đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng. - Phương pháp dạy học: Trực quan, đặt và giải quyết vấn đề, tư duy logic, thảo luận nhóm, so sánh, phân tích - tổng hợp, giảng giải minh hoạ, gợi mở - vấn đáp. - GV yêu cầu HS quan sát - HS quan sát hình 15.1 1. Cấu tạo trong của hình 15.1 SGK tr.49, ghi SGK tr.49, ghi nhớ từng thân non nhớ từng bộ phận của thân bộ phận của thân non. * Cấu tạo thân non non. gồm: ? GV gọi HS lên bảng chỉ - HS lên bảng chỉ tranh - Vỏ tranh và trình bày cấu + Biểu bì: bảo vệ bộ tạo của thân non. phận bên trong. - GV nhận xét. + Thịt vỏ: dự trữ và - GV yêu cầu HS hoạt - Nhóm HS thảo luận, tham gia quang hợp. động nhóm, hoàn thành hoàn thành bảng. - Trụ giữa: bảng Cấu tạo trong và + Bó mạch: chức năng các bộ phận của • Mạch rây: vận thân non. chuyển chất hữu cơ. - GV gọi đại diện nhóm - Đại diện HS trình bày ý • Mạch gỗ: vận trình bày cấu tạo và chức kiến của nhóm, nhóm chuyển muối khoáng năng từng bộ phận. khác bổ sung và nước, - GV nhận xét, cho HS ghi - HS ghi bài vào vở. + Ruột: chứa chất dự bài. trữ.
  2. Câu 1. Mạch rây và mạch gỗ sắp xếp như thế nào trong thân non của cây gỗ? A. Mạch rây và mạch gỗ xếp vuông góc với nhau B. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau C. Mạch rây nằm bên trong, mạch gỗ nằm phía ngoài D. Mạch gỗ nằm bên trong, mạch rây nằm phía ngoài Câu 2. Diệp lục được tìm thấy ở bộ phận nào của thân non ? A. Ruột B. Biểu bì C. Bó mạch D. Thịt vỏ Câu 3. Lớp biểu bì của thân non có đặc điểm nào dưới đây ? A. Gồm những tế bào có hình đĩa, có vách mỏng màu nâu nhạt. B. Gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau C. Gồm nhiều loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau D. Gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ và không có chất tế bào Câu 4. Sự khác biệt trong cấu tạo thân non và miền hút của rễ thể hiện qua đặc điểm nào dưới đây ? 1. Hàm lượng chất dự trữ chứa trong ruột 2. Số lớp tế bào ở phần biểu bì 3. Cách sắp xếp tương quan giữa mạch rây và mạch gỗ. 4. Màu sắc của phần thịt vỏ A. 1, 2, 3 B. 1, 3 C. 3, 4 D. 1, 3, 4 Câu 5. Chức năng chủ yếu của lớp biểu bì thân non là gì ? A. Bảo vệ B. Dự trữ C. Dẫn truyền D. Tổng hợp chất dinh dưỡng Câu 6. Thân non của cây được phân chia làm 2 thành phần chính, đó là A. bó mạch và ruột. B. vỏ và trụ giữa. C. vỏ và ruột. D. biểu bì và thịt vỏ. Câu 7. Thành phần nào của trụ giữa thân non chỉ bao gồm những tế bào chết, không có chất tế bào ? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Ruột C. Mạch rây D. Mạch gỗ Câu 8. Cây nào dưới đây có bó mạch xếp lộn xộn ? A. Cam B. Đậu C. Lúa D. Đa Câu 9. Trong các bộ phận dưới đây của thân non, bộ phận nào nằm trong cùng ? A. Bó mạch B. Ruột C. Thịt vỏ D. Biểu bì
  3. - Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, tư duy logic, giảng giải minh hoạ. Cây trồng một thời gian sẽ thấy cây lớn lên. Sự lớn lên của cây không chỉ lớn lên về chiều cao (dài ra của thân) mà cây còn to ra. Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức (35 phút) Hoạt động của học Hoạt động của giáo viên Nội dung bài học sinh Kiến thức 1: Tìm hiểu về tầng phát sinh. - Thời lượng: 15 phút - Mục đích: Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ giúp cho thân to ra. - Phương pháp dạy học: Trực quan, đặt và giải quyết vấn đề, tư duy logic, thảo luận nhóm, so sánh, phân tích - tổng hợp, giảng giải minh hoạ, gợi mở - vấn đáp. - GV treo tranh hình 15.1 - HS quan sát tranh trên 1. Tầng phát sinh và 16.1 -> hỏi: bảng, trả lời: Cây to ra l nhờ tầng ? Cấu tạo trong của thân + Tầng sinh vỏ, tầng sinh sinh vỏ và tầng sinh trưởng thành có gì khác trụ. trụ. cấu tạo trong của thân + Tầng sinh vỏ: nằm non? trong lớp thịt vỏ, hàng - GV lưu ý giải thích cho - HS lắng nghe, sau đó năm sinh ra ngoài 1 HS nếu HS cho rằng ở cây lên bảng chỉ lên tranh lớp TB vỏ, phía trong trưởng thành không có điểm khác nhau cơ bản 1 lớp thịt vỏ. phần biểu bì. giữa thân non và thân + Tầng sinh trụ: Nằm trưởng thành. giữa mạch rây và - GV hướng dẫn HS xác - HS lắng nghe mạch gỗ, hàng năm định vị trí 2 tầng phát sinh: sinh ra phía ngoài 1 dùng dao khẽ cạo cho lớp mạch rây, phía bong lớp vỏ màu nâu để lộ trong 1 lớp mạch gỗ. phần màu xanh, đó là tầng sinh vỏ. Tiếp tục dùng dao khía sâu vào cho đến lớp gỗ - tách khẽ lớp gỗ này ra – lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt, đó là tầng sinh trụ. - GV yêu cầu HS đọc SGK - HS đọc to mục  SGk tr.51 -> thảo luận nhóm trả tr.51, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: lời đạt: ? Vỏ cây to ra nhờ bộ phận + Tầng sinh vỏ: Nằm nào? trong lớp thịt vỏ. ? Trụ giữa to ra nhờ bộ + Tầng sinh trụ: Nằm phận nào? giữa mạch rây và mạch ? Thân to ra do đâu? gỗ. -> GV gọi đại diện nhóm + Do sự phân chia các tế
  4. nằm ở phía trong. vận chuyển nước và ? Tìm sự khác nhau giữa + Dác phía ngoài, Ròng muối khoáng. dác và ròng. phía trong; Dác là TB - Ròng là lớp gỗ mạch gỗ sống vận chuyển màu thẫm, rắn chắc nước MK, Ròng là TB hơn dác, nằm phía chết chức năng nâng đõ trong, gồm những tế cây. bào chết, vách dày, có - GV nhận xét. - Lắng nghe. chức năng nâng đỡ. => GV cần chú ý giáo dục - Lắng nghe. ý thức bảo vệ cây rừng. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Thời lượng: 5 phút - Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học - Phương pháp dạy học: Trực quan, đặt và giải quyết vấn đề, tư duy logic, thảo luận nhóm, so sánh, phân tích - tổng hợp, giảng giải minh hoạ, gợi mở - vấn đáp. - GV cho HS đọc kết luận trong SGK. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 1. Ở thân cây gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm ở đâu ? A. Nằm chìm trong lớp thịt vỏ B. Nằm xen giữa mạch rây và mạch gỗ C. Nằm phía ngoài mạch rây D. Nằm bên trong mạch gỗ Câu 2. Tầng phát sinh của thân cây gỗ trưởng thành gồm có mấy loại ? A. 5 loại B. 2 loại C. 3 loại D. 4 loại Câu 3. Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành ? A. Mô phân sinh gióng B. Tầng sinh trụ C. Tầng sinh vỏ D. Ruột Câu 4. Trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành, bộ phận nào dưới đây nằm giữa tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ ? A. Mạch gỗ B. Ruột C. Lớp biểu bì D. Mạch rây Câu 5. Cây nào dưới đây không có tầng sinh trụ ? A. Bạch đàn B. Sưa C. Dừa D. Đào Câu 6. Thông thường, khi ta bóc vỏ cây thân gỗ thì những thành phần nào sẽ bị loại bỏ khỏi cây ? A. Biểu bì và thịt vỏ B. Biểu bì, thịt vỏ và mạch gỗ C. Biểu bì, thịt vỏ và mạch rây D. Mạch rây và mạch gỗ
  5. - GV yêu cầu HS: ? Cây bị bóc vỏ có thể tái sinh lại được không? ? Tại sao thân tre không to ra về bề ngang mãi được? + HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận câu hỏi. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối - Thời lượng: 1 phút - Phương pháp dạy học: Thuyết trình. + Trả lời các câu hỏi SGK trang 35. + Học bài và đọc “em có biết” + Xem trước nội dung: “Bài 17. Vận chuyển các chất trong thân”. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC - HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn. - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học. V. RÚT KINH NGHIỆM Ký duyệt tuần 8 Ngày tháng năm 2019 BGH