Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Lâm Văn Triều

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

* Kiến thức:

     - Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học.

     - Giới thiệu Menden là người đặt nền móng cho Di truyền học.

     - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden.

     - Nêu được các thí nghiệm của Menden và rút ra nhận xét.

* Kĩ năng:

Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

* Thái độ:

     Có niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu các hiện tượng sinh học.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

* Năng lực:

    - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề sáng tạo

    - Năng lực họp tác nhóm

    - Năng lực tự học

* Phẩm chất: 

    Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. Chuẩn bị:

 Giáo viên: - H 1.1, 1.2 trang 5,6

         - Cây đậu Hà Lan có hoa, quả và hạt (nếu có).

 Học sinh:   N/C nội dung bài.

III. Tiến trình tiết học:

 1. Ổn định lớp:

- Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.

- Chia nhóm học tập (qui định cho cả năm).

- Nêu 1 số yêu cầu đối với học sinh khi học bộ môn.   

 2. Kiểm tra bài cũ:             

3. Bài mới: 

* Hoạt động 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)

          Giới thiệu khái quát về chương trình sinh học 9 và kế hoạch năm học.

Năm học này chúng ta sẽ nghiên cứu về DTH. Nếu thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của Sinh học thì DTH là 1 trọng tâm của sự phát triển đó. Vậy DTH có nhiệm vụ , nội dung và ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 

doc 9 trang Hải Anh 12/07/2023 3920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Lâm Văn Triều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_1_nam_hoc_2020_2021_lam_van_trie.doc

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Lâm Văn Triều

  1. 2 Kế hoạch dạy học Sinh 9, tuần 01 của Lâm Văn Triều năm học 2020-2021 TTCM duyệt ngày 31/8/2020 b. Cách thức tổ chức HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV: Đặt vấn đề: - HS đọc thông tin, liên hệ thực tế trả lời, ? Con sinh ra thường có những đặc điểm nhận xét, bổ sung. nào giống và khác so với bố mẹ? - Kết quả:(Tùy theo thực tế gia đình hs) - Gv nhận xét ? Cho hs hoàn thiện bài tập trang 5 SGK. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. Tính trạng Bản thân Bố Mẹ hs Hình dạng Nhọn x tai Hình dạng Một mí x mắt Hình dạng Thẳng x mũi Hình dạng Xoăn x GV: Giải thích tóc Con cái chỉ giống bố mẹ ở một số đặc Màu mắt Đen x điểm, đó là hiện tượng di truyền. Còn Màu da Trắng x khác với bố mẹ và khác nhau về chi tiết, đó là hiện tượng biến dị. -Hỏi: Thế nào là di truyền? biến dị? ? DT và BD được biểu hiện thông qua quá trình nào? - GV giải thích rõ: Hai hiện tượng này trái - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. ngược nhau nhưng thể hiện song song và + Quá trình sinh sản gắn liền với quá trình sinh sản. - GV: Yêu cầu hs cho thêm ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị ở động vật. ? Thế nào là di truyền học? Ngành di truyền học có ý nghĩa gì? c. Sản phẩm của học sinh: Nghiên cứu thông tin, liên hệ thực tế để trả lời d. Kết luận : - Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của tổ tiên, bố mẹ cho thế hệ con cháu. - Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về chi tiết. - Di truyền học: Nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị. - Di truyền học có vai trò quan trọng trong chọn giống, trong y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại. Kiến thức thứ hai: Tìm hiểu về Menden - người đặt nền móng chi di truyền học:(12 phút)
  2. 4 Kế hoạch dạy học Sinh 9, tuần 01 của Lâm Văn Triều năm học 2020-2021 TTCM duyệt ngày 31/8/2020 chủng giống với thế hệ trước. - HS ghi nhớ kiến thức, chuyển thông tin vào vở. c. Sản phẩm của học sinh: Tự liên hệ kiến thức lấy ví dụ minh họa d. Kết luận : P: Cặp bố mẹ xuất phát. x: Kí hiệu phép lai. G: Giao tử. F: Thế hệ con (F1 thế hệ con thứ nhất; F2 thế hệ con thứ 2) * Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng, mở rộng: (3 phút) a. Mục tiêu:Vận dụng kiến thức để giải thích thực tế b. Cách thức tổ chức: - GV: Trong một gia đình, bố và mẹ đều có da đen, mắt nâu, tóc xoăn. Sinh người con thứ nhất có da trắng, mắt nâu, tóc thẳng, người con thứ hai có da đen, mắt xanh, tóc xoăn. Hỏi: ? Trường hợp nào là biến dị, trường hợp nào là di truyền. ? Có bao nhiêu tính trạng? Bao nhiêu cặp tính trạng. - HS: Liên hệ kiến thức đã học để trả lời c. Sản phẩm của học sinh: d. Kết luận: + Cả 2 trường hợp trên đều biến dị: Vì Người con thứ nhất có da trắng, mắt nâu, tóc thẳng. Xuất hiện 2 tính trạng khác với bố mẹ là da trắng, tóc thẳng. Người con thứ hai có da đen, mắt xanh, tóc xoăn. Xuất hiện tính trạng khác với bố mẹ là mắt xanh. + Trong VD trên có 6 tính trạng. Có 3 cặp tính trạng. 4. Hoạt động về nhà, hoạt động tiếp nối: (2 phút) a. Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo b. Cách thức tổ chức GV: Hướng dẫn hs - Học bài, trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “em có biết” - Chuẩn bị bài sau: + Các thí nghiệm của Menđen + Giải thích kết quả các thí nghiệm của Menđen HS: Học bài và trả lời câu hỏi SGK c, Sản phẩm hoạt động của HS: - Kẻ bảng 2 vào vở d, Kết luận: IV: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ: (3 phút) ? Thế nào là di truyền, biến dị. ? Ý nghĩa của di truyền hoc. ? Thế nào là: Tính trạng? Cặp tính trạng tương phản? Nhân tố di truyền? Dòng thuần chủng? V. RÚT KINH NGHIỆM:
  3. 6 Kế hoạch dạy học Sinh 9, tuần 01 của Lâm Văn Triều năm học 2020-2021 TTCM duyệt ngày 31/8/2020 - GV:? Thế nào là kiểu hình, tính trạng trội, - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. tính trạng lặn Kiểu Là tổ hợp các tính trạng hình của cơ thể.VD: Màu hoa, màu quả, chiều cao cây Tính Là tính trạng biểu hiện ở trạng trội F1. Tính Là tính trạng đến F 2 mới - GV nhận xét. trạng lặn biểu hiện. - GV: Yêu cầu HS TLN hoàn thiện bảng 2. 1. Nhận xét kiểu hình ở F1? - HS thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 2. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F 2 trong từng 2.Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác trường hợp? nhận xét, bổ sung. 3. Tại sao cả 3 cặp tính trạng này đều có tỉ lệ 1. Kiểu hình F 1 mang tính trạng của kiểu hình giống nhau? bố hoặc mẹ. 2. Tỉ lệ kiểu hình F2 ở từng trường hợp là 3;1. 3. Vì P thuần chủng, tính trạng trội là - GV: Nhấn mạnh về sự thay đổi vị trí giống trội hoàn toàn. làm bố, mẹ nhưng kết quả không đổi. Điều này giải thích là bố, mẹ di truyền như nhau. GV: Yêu cầu hs hoàn thiện bài tập tr 9. - HS hoàn thành bài tập điền từ, HS khác nx,bs. + 1. đồng tính 2. 3 trội 3. 1 - GV kết luận. lặn c. Sản phẩm của học sinh: Nghiên cứu thông tin về thí nghiệm của Men đen d. Kết luận : - Thí nghiệm: Lai hai giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Ví dụ: P: Hoa đỏ x Hoa trắng F1: Hoa đỏ F2: 3 Hoa đỏ; 1 Hoa trắng ( KH có tỉ lệ 3 trội; 1 lặn) - Kết quả thí nghiệm - Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F 2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. Kiến thức thứ hai: Tìm hiểu cơ sở của kết quả thí nghiệm (17 phút) a. Mục tiêu: HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen. b. Cách thức tổ chức
  4. 8 Kế hoạch dạy học Sinh 9, tuần 01 của Lâm Văn Triều năm học 2020-2021 TTCM duyệt ngày 31/8/2020 - Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (gen). - Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền. - Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh. => Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh chính là cơ chế di truyền các tính trạng. - Nội dung quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. * Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập: (3 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kết quả thí nghiệm của của Menđen để làm bài tập b. Cách thức tổ chức: GV cho học sinh làm Bt 4 SGK. c. Sản phẩm của học sinh Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen Mắt đen là tính trạng trội còn mắt đỏ là tính trạng lặn. Qui ước gen: - Gen A qui định mắt đen. - Gen a qui định mắt đỏ. Sơ đồ lai: P: Mắt đen x Mắt đỏ AA aa GP: A, A a, a F1: Aa Cho F1 giao phối F1: Aa x Aa GF1: A, a A, a F2: 1.AA, 2.Aa, 1.aa Kết quả F2: - Tỉ lệ kiểu hình: 3 mắt đen: 1 mắt đỏ. d. Kết luận: GV nhận xét bài làm của học sinh * Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, mở rộng: (4 phút) a. Mục tiêu: Mở rộng thêm kiến thức cho học sinh b. Cách thức tổ chức: - GV: Ở loài trâu, cho biết A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Trâu đực đen (1) giao phối với trâu cái đen (2) sinh nghé thứ nhất là đự đen, nghé thứ 2 là cái trắng. Hãy xác định KG của các trâu, nghé nói trên. - HS: Vận dụng kiến thức để hoàn thành bài tập c. Sản phẩm của học sinh: Kết quả bài làm d. Kết luận: Hướng dẫn giải: Muốn xác định KG của cơ thể thì phải dựa vào cơ thể có KH lặn, sau đó suy ra cơ thể có KH trội theo nguyên lí: + Cơ thể trội bao giờ cũng có KH trội + Nếu sinh ra con có KH lặn thì cơ thể trội phải có gen lặn (a) + Nếu có bố hoặc mẹ mang KH lặn thì cơ thể con phải có gen lặn. 4. Hoạt động về nhà, hoạt động tiếp nối: (2 phút) a. Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo