Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Lâm Văn Triều

I. Mục tiêu:

          1. Về kiến thức:

- HS hiểu và trình bày được khỏi niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.

- Hiểu được các phương pháp thường dựng để tạo ưu thế lai.

- Giải thích được lí do không dùng con lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai.

- Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo con lai kinh tế ở nước ta.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

- Năng lực tự học: Biết tự đặt được mục tiêu học tập để nổ lực phấn đấu thực hiện.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

doc 9 trang Hải Anh 12/07/2023 4900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Lâm Văn Triều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_19_nam_hoc_2020_2021_lam_van_tri.doc

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Lâm Văn Triều

  1. 2 Kế hoạch dạy học sinh 9 tuần 19 của Lâm Văn Triều, NH 2020-2021 PHTCM duyệt ngày 4/01/2021 của các giống để cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng. Vậy có những phương pháp nào để tạo ra các giống lai? (Yêu cầu học sinh trả lời cá nhân). - Học sinh tư duy để trả lời. - Đại diện học sinh trả lời. - Giáo viên tổng hợp. c. Sản phẩm: - Về nội dung: Học sinh trình bày được hai phương pháp tạo ưu thế đối với cây trồng và vật nuôi. - Về hình thức: Học sinh trả lời độc lập theo tư duy cá nhân. d. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời cá nhân thông qua sự hiểu biết cá nhân và sách giáo khoa. - Học sinh tư duy cá nhân thông qua sự hiểu biết từ thực tế cuộc sống và qua nghien cứu sách giáo khoa. - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh trong quá trình trình bày, có thể sử dụng các câu hỏi mở để hỗ trợ học sinh - Đại diện học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và chốt lại đáp án đúng, sau đó chuyển sang nội dung của hoạt động 2. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: (30 phút) Mục tiêu: - HS hiểu và trình bày được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng con lai F 1 để nhân giống, các giải pháp duy trì ưu thế lai. - HS nêu được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai. - HS hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta. * Nhiệm vụ 1: Hiện tượng ưu thế lai (10 phút) a. Mục Tiêu: Hiểu và trình bày được khái niệm ưu thế lai, lấy ví dụ minh họa. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ học tập cho học sinh bằng cách cho hoạt động nhóm với H 35 sgk/102 phóng to theo các câu hỏi: ? So sánh cây và bắp ngô của 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong H 35. ? Ưu thế lai là gì? Cho VD minh hoạ ưu thế lai ở động vật và thực vật. - HS tổ chức hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên và chuẩn bị báo cáo kết quả. c. Sản phẩm: Học sinh nêu được: + Cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn cây bố mẹ. + HS lấy được VD. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS quan sát H 35 sgk/102 phóng to và đặt câu hỏi:
  2. 4 Kế hoạch dạy học sinh 9 tuần 19 của Lâm Văn Triều, NH 2020-2021 PHTCM duyệt ngày 4/01/2021 + Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định. VD: P: AAbbcc x aaBBCC F1: AaBbCc + Sang thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm. Muốn khắc phục hiện tượng này, người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, ghép, chiết ). * Nhiệm vụ 3: Các phương pháp tạo ưu thế lai (10 phút) a. Mục Tiêu: Nêu được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai; Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua việc đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: - Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào? - Nêu VD cụ thể. - Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào? ChoVD. - HS trao đổi nhóm, nghiên cứu SGK và nêu được các phương pháp để chuẩn bị báo cáo theo yêu cầu của giáo viên. c. Sản phẩm: + Bằng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ.(Ở thực vật) + Bằng phương pháp lai kinh tế.(Ở động vật) d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, hỏi: + Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào? Nêu VD cụ thể. + Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào? ChoVD. - HS nghiên cứu SGK và nêu được các phương pháp. - Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trả lời. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, mở rộng: - HS nghe, ghi nhớ. Các phương pháp tạo ưu thế lai: Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng: + Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau. + Lai khác thứ: lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của 1 loài. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi: Thường dùng lai kinh tế: là cho giao phối giữa cặp bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác rồi dùng con lai làm sản phẩm không dùng để nhân giống. 3. Hoạt động 3: Luyện tập: (5 phút) a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức của bài. b. Nội dung:
  3. 6 Kế hoạch dạy học sinh 9 tuần 19 của Lâm Văn Triều, NH 2020-2021 PHTCM duyệt ngày 4/01/2021 Con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại với nhau tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo. - Về hình thức: Học sinh tìm hiểu ở nhà báo cáo trước lớp ở đầu tiết học sau. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ?Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? ?Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? ?Liên hệ thực tiễn việc sử dụng phương pháp lai kinh tế ở Việt Nam? - Học sinh tự giải thích dựa trên kiến thức đã được tiếp thu. - Đại diện học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung - Giá viên nhận xét các câu trả lời, học sinh ghi nhớ. Trường: TH&THCS Tân Thạnh Họ và tên giáo viên: Tổ: Hóa-Sinh-Địa Lâm Văn Triều TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH - TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG Môn: Sinh học; Lớp 9 Tiết 38, tuần 19 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Phương pháp chủ yếu dùng trong chọn giống vật nuôi. - Các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi. - Biết cách sưu tầm tư liệu và trưng bày tư liệu theo chủ đề. 2. Năng lực: - Năng lực hợp tác nhóm, trao đổi thảo luận thông tin. - Năng lực trình bày ý kiến trước lớp. - Năng lực đọc hiểu, xử lý thông tin tài liệu. 3. Phẩm chất - Niềm say mê nghiên cứu, vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các vấn đề thực tiễn. - Tự tin và tự bảo vệ quan điểm. - Biết lắng nghe. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo. - Tranh ảnh một số giống vật nuôi và cây trồng nỗi tiếng - Bảng 39.1 – Các tính trạng nổi bật và hướng dẫn sử dụng của một số vật nuôi.
  4. 8 Kế hoạch dạy học sinh 9 tuần 19 của Lâm Văn Triều, NH 2020-2021 PHTCM duyệt ngày 4/01/2021 c. Sản phẩm: - Kết quả hoàn thành bảng 39.1 của các nhóm + Bò sữa Hà Lan và bò Sind có nguồn gốc từ giống ngoại, có tầm vóc cao to, có khả năng chịu nóng, cho nhiều sữa, tỷ lệ bơ cao. + Lợn Ỉ Móng cái có đặc điểm quý như phát dục sớm, dễ nuôi, mắn đẻ, đẻ nhiều con, thịt thơm ngon, xương nhỏ. + Lợn Bớc sai có một số đặc điểm tốt như tầm vóc to, tăng trọng nhanh, thịt nhiều nạc. + Gà Rốt Ri, gà Đông Cảo tăng trọng nhanh, sản lượng trứng và khối lượng trứng cao, dễ nuôi. + Vịt cỏ, Vịt Bầu bến đẻ trứng nhiều, Vịt Kaki cambell, Vịt super meat thích nghi với khí hậu và chăm sóc ở Việt Nam, tăng trọng nhanh. + Cá rô phi đơn tính, cá chép lai, cá chim trắng dễ thích nghi, tăng trọng nhanh. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi: ? Hãy sắp xếp tranh theo chủ đề về thành tựu chọn giống vật nuôi. ? Quan sát, so sánh với lý thuyết ghi vào bảng 39.1 ? Hãy cho biết những điểm nổi bật của các giống bò, lợn, gà, vịt, cá. - Các nhóm tiến hành thảo luận để hoàn thành yêu cầu của giáo viên đưa ra dựa vào tranh ảnh một số giống vật nuôi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Các nhóm trương bày sản phẩm của nhóm mình trước lớp để cùng nhận xét cho nhau. - Giáo viên nhận xét và sửa chữa để được kết quả chính xác nhất. Hoạt động 3: Luyện tập: (5 phút) a. Mục tiêu: Đánh giá kết quả tiếp nhận kiến thức của HS. b. Nội dung: - GV giao cho HS từ việc hoàn thành bảng 39.1 trả lời câu hỏi: ?Nêu một số đặc điểm nỗi bật của một số giống vật nuôi ở nước ta. - Học sinh trả lời cá nhân từ kiến thứ đã hoàn thành ở bảng 39.1 c. Sản phẩm: Học sinh nêu được đặc điểm của một số giống vật nuôi trong bảng 39. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS dựa và bảng 39.1 để trả lời câu hỏi: ?Nêu một số đặc điểm nỗi bật của một số giống vật nuôi ở nước ta. - Học sinh dựa vào bảng 39.1 để trả lời độc lập - Đại diện học sinh phát biểu, các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, học sinh chú ý ghi nhớ. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: HS biết liên hệ thực tế thông qua kiến thức đã học. b. Nội dung: - GV giao cho HS từ kết quả bảng 39.1 và thông qua thực tế trả lời câu hỏi: ?Cho biết ở địa phương em hiện nay đang sử dụng những giống vật nuôi và cây trồng mới nào.