Giáo án tích hợp liên môn Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 11, Bài 3: Ôn tập bài hát Chúng em cần Hòa Bình. Ôn tập Tập đọc nhạc TĐN số 4. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa

I. MỤC TIÊU:

        a. Kiến thức: 

        - Yêu cầu Học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để các em có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.

        b. Kỹ năng:

       - Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để phát triển năng lực, trí tuệ ở mức độ từ đơn giản đến phức tạp. 

        c. Thái độ: 

               Tích hợp liên môn:

- Địa lý: Học sinh biết được vị trí, tầm quan trọng của Điện Biên Phủ, yêu quý và trân trọng.

      - Lịch sử: . Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 của nhân dân Việt Nam.

- Ngữ Văn: Học sinh vận dụng bài văn biểu cảm đã được học để nói lên cảm nhận của bài hát đã được nghe và học.

- Kỹ năng sống: Kỹ năng lắng nghe tích cực và kỹ năng thể hiện sự tự tin. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, có năng lực vận dụng những kiến thức của các môn học trên đề giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học, gắn liền với thực tiễn.

      - Giáo dục công dân: Giáo dục học sinh phải biết yêu quý, bảo vệ và gần gủi với thiên nhiên, trân trọng nhạc sĩ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền âm nhạc Việt Nam. 

- Hoạt động ngoài giờ: Qua tiết học hát các em học thuộc bài hát và các em có thể hát bài hát vào các tiết Hoạt động ngoài giờ.

doc 6 trang mianlien 05/03/2023 3100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tích hợp liên môn Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 11, Bài 3: Ôn tập bài hát Chúng em cần Hòa Bình. Ôn tập Tập đọc nhạc TĐN số 4. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_lien_mon_am_nhac_lop_7_tiet_11_bai_3_on_tap.doc
  • docBÌA my.doc
  • docPHIEU MO TA DU AN.doc
  • docPHU LUC II.doc

Nội dung text: Giáo án tích hợp liên môn Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 11, Bài 3: Ôn tập bài hát Chúng em cần Hòa Bình. Ôn tập Tập đọc nhạc TĐN số 4. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa

  1. IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong quá trình ôn tập 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được ôn tập bài hát “ Chúng em cần hòa bình” và học bài tập đọc nhạc số 4, trong tiết này cô sẽ giúp các em tiếp tục ôn tập để hát và tập đọc nhạc tốt hơn, đồng thời cô sẽ giới thiệu đến các em một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Cách mạng việt nam hiện đại và một số sáng tác tiêu biểu của ông. Đó là Nhạc sĩ Đỗ Nhuận. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1: GV giới thiệu và hướng dẫn HS ôn I. Ôn tập bài hát: bài hát Chúng em cần hòa bình. Chúng em cần hòa bình. - GV ghi bảng – HS ghi bài. Hoàng Long – Hoàng Lân - GV cho học sinh nghe lại bài hát. - Gv cho HS Luyện thanh - Ôn lại một lần, chữa sai về cao độ , những chỗ ngân, sắc thái - Hướng dẫn HS hát đuổi. (Đối với bài hát này bè hai hát sau bè một 2 phách). - Dùng đàn làm bè 1 hát bè 2 cho HS nghe. - Gọi 1 HS có khả năng hát tốt hát bè 1 GV hát bè 2 để minh hoạ và hướng dẫn cả lớp cùng hát. - Chia lớp làm 2 nhóm. Nhóm này hát bè 1 nhóm kia hát bè 2 luân phiên. - Gọi 2 nhóm mỗi nhóm 5 HS, thi đua giữa Nam và Nữ. (nhận xét ghi điểm). - HS thực hiện – GV chú ý sửa sai nếu có. - Liên môn Ngữ văn( Văn biểu cảm): Nội dung bài hát “Chúng em cần hòa bình” nói lên điều gì? - Nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hòa bình, yên vui và đầy tình thân ái. Hoạt động 2 Ôn tập bài TĐN số 4. - GV cho HS xem 1 số hình ảnh về mùa Xuân trên núi rừng Tây Bắc.(Có lồng thêm tiếng khèn để tạo sự sinh động). - GV đặt câu hỏi: + Những hình ảnh các em vừa xem nói đến điều gì? (Mùa Xuân về trên núi rừng Tây Bắc) - Để thấy được mùa xuân trên núi rừng tây Bắc đẹp như thế nào, cô trò chúng ta cùng đi ôn tập lại bài TĐN số 4. Mùa Xuân về.
  2. - GV đặt câu hỏi: + Đây là ai? (Nhạc sĩ Đỗ Nhuận) - Vậy hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một nhạc sĩ có nhiều đóng ghóp cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Đó là nhạc sĩ Đỗ Nhuận. - GV ghi bảng - HS ghi bài. - Mời HS đọc bài trong Sgk. - GV giới thiệu tóm tắt về Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận - HS lắng nghe ghi nhớ. - Giới thiệu và hát một số bài hát tiêu biểu của Ông như: Chiến thắng Điện biên, Áo mùa đông, Vui mở đường (Mở video clip cho học sinh cảm nhận bài hát) - Liên môn Giáo dục công dân – Tích hợp bảo 1. Quê quán: vệ môi trường: - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận ( 1922 – - Ở tiết 7, bài 7 môn GDCD lớp 6 các em đã 1991 ) sinh ở Hải Dương nhưng được học bài “ Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp lớn lên ở thành phố Hải Phòng với thiên nhiên” vậy em hãy nhắc lại thế nào là Ông tham gia cách mạng từ khi yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên còn trẻ và có rất nhiều đóng góp nhiên? cho nền âm nhạc Việt Nam hiện - Sông gần gũi, gắn bó với thiên nhiên ; tôn đại. trọng, bảo vệ thiên nhiên , không phá hoại thiên 2. Các tác phẩm nổi tiếng: nhiên Nhớ chiến khu, Áo mùa đông, + Em hãy kể những việc bản thân em đã làm để Du kích sông Thao,Chiến thắng chứng tỏ mình là người yêu thiên nhiên? Điện Biên,Vui mở đường, Việt - Bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi phá hoại Nam quê hương tôi và nhiều thể rừng , trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi loại âm nhạc khác. trường 3. Vở nhạc kịch đầu tiên của Và bây giờ để thấy được thiên nhiên quanh Việt Nam do ông sáng tác mang chúng ta tươi đẹp như thế nào, cô xin mời các em tên là: Cô Sao cùng xem trích đoạn bài hát “Việt Nam quê 4.Ông được nhận giải thưởng: hương tôi” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. - HS quan sát ghi nhận hình ảnh anh hùng của các anh bộ đội cụ Hồ, và tranh chiến dịch lịch sử Điện biên Phủ. + Đây là chiến dịch lịch sử nào? (Chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.)
  3. sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 của nhân dân Việt Nam. -Vậy để thấm thía được nổi cực nhọc của các anh bộ đội trong thời chiến như thế nào, mời các em xem bài hát: “Hành quân xa” - GV cho HS xem bài Hành quân xa của NS Đỗ Nhuận - HS lắng nghe ghi nhớ giai điệu. * Liên môn ngữ văn: - GV đặt câu hỏi: + Bài hát nói lên điều gì, em có cảm nhận thế nào sau khi được nghe bài hát? - Bài hát nói lên nỗi gian khó của người chiến sĩ Điện Biên nói riêng và chiến sĩ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. - Giai điệu hùng tráng, cấu trúc gọn gàng, chặt chẽ như hiện lên cuộc hành quân của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Cho chúng ta niềm tin tưởng rằng cuộc kháng chiến của chúng ta nhất định thắng lợi. - Giáo viên mở cho HS xem lại 1 lần video bài hát Hành quân xa để các em cảm nhận sâu sắc hơn về bài hát. - GV chốt lại để giáo dục qua bài học: Cô mong rằng sau tiết học này các em sẽ có thêm hiểu biết về truyền thống đấu tranh giữ gìn hòa bình, độc lập dân tộc. Chúng ta hôm nay được ăn ngon, mặc đẹp, học hành đầy đủ là nhờ công lao của bao anh hùng đã dùng xương máu của mình để đánh đổi. Chính vì vậy cô mong chúng ta cố học tập thật tốt để không phụ công ơn to lớn đó. 4. Củng cố: - Cho cả lớp hát lại bài Chúng em cần hòa bình kết hợp nhún nhịp. - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ÂNTT và đọc nhạc kết hợp với đánh nhịp 4/4. 5. Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị tiết 12.