Giáo án Toán 4 - Bài 52 : Tính chất kết hợp của phép nhân

1 Kiểm tra bài cũ :Gọi hai hs trả lời 

- Phát biểu tính chất giao hoán  của phép nhân và viết công thứccủa nó.

- Khi nhân một số với 10, 100, 1000 ta có thể làm thế nào ?

-Khi chia một số tròn chục, tròn trăm , tròn nghìn, .. cho10, 100 ,1000, …, ta có thể làm thế nào ?

- Nhận xét.

2  Bài mới :

21Giới thiệu bài :

  Với phép nhân, vừa rồi chúng ta đã được học về tính chất giao hoán.Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với một tính chất nữa của nó , đó là tính chất kết hợp .

- Gv ghi đề bài lên bảng

2.2 Giới thiệu tính chất kết hợp:

Để tìm hiểu nội dung bài học,chúng ta thực hiện các bài tập sau :

-Gv ghibảng

1) Tính và so sánh giá tri của hai biểu thức  

( 2 x 3) x 4     và    2 x ( 3 x 4 )

-Yêu cầu hs tính giá trị hai biểu thức

+Em hãy nhận xét bài làm của bạn ?

+Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức này ?

- Gv ghi (2 x 3 ) x 4 =  2 x ( 3 x 4 )

-Gv: Nếu xem 2là a , 3 là b ,4 là c, hai biểu thức (2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 ) có dạng là những biểu thức chứa chữ nào ?

- Gv nêu : Khi a = 2, b = 3 , c = 4 , hai biểu thức ( a x b) x c ;  a x ( b x c ) có giá trịbằng nhau và bằng 24. Còn các trường hợp khác của a, b, c, thìgiá trị của chúng như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài tập 2:

- Gv treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn, giới thiệu bảng và nêu yêu cầu của bài tập.

- Hs Tổ1, tổ 2 tính giá trị của biểu thức thứ nhất .Tổ 3, tổ 4 tính giá trị của biểu thức hai

-  Yêu cầu hs nhận xét bài của bạn trên bảng.

- Gv : Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức khi a= 3, b = 4, c = 5.

Tương tự cho các trường hợp còn lại

-Em có nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức trong ba trường hợp trên? 

- Gv : Ta nhận thấy, giá trị của hai biểu thức này luôn luôn bằng nhau 

- Nêu và viết  ( a x b ) x c = a x ( b x c )

- (a x b ) x c   là một tích nhân với mộtsố ; 

a x( bx c )   là một số nhân với một tích.

- Yêu cầu hs phát biểu thành lời

- Gv dán pa- nô ghi nộidung và công thức và nêu : Đây là  tính chất kết hợp của phép nhân.

- Gv: Dựavào tính chất này  có thể tính giá trị của biểu thức a x b x c bằng hai cách như sau :Gv ghi bảng:

    a x b x c = (a x b) x c = a x ( b x c)

2.3Luyện tập :

Bài 1 : Gọi hs đọc yêu cầu:

- Đề yêu cầu ta điều gì? 

-Ghi bảng 2 x 5 x 4 = ?  nêu “ Dựa vào tính chất kết hợp ta có thể tính giá tri biểu thức này bằng hai cách”,và ghi :

Cách 1:2 x 5 x 4= (2 x 5 ) x 4 = 10x 4  = 40 

Cách 2 :             = 2 x( 5 x 4 )= 2 x 20 = 40

- Yêu cầu hs làm bài 1a 

 Gv chuyển ý sang bài tập 2, gọi hs đọc yêu cầu 

2.Tính bằng cách thuận tiện nhất:

Gv lưu ý hs vận dụng tính chát giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính sao cho thuận tiệnnhất .

- Gv nhận xét

Bài 3 : Gọi hs đọc đề, gv tóm tắt đề 

-Có 8 phòng học .

  Mỗi phòng         : 15 bộ bàn ghế .

  Mỗi bộ bàn ghế : 2 hs .

- Có tất cả ? hs đang ngồi  học.

Gv :Biết mỗi phòng có 15 bộ bàn ghế , có 8 phòng như thế , như vậy chúng ta tìm được gì ?

-Đã biết mỗi bộ bàn ghế có 2hs , đã tìm được  số bộ bàn ghế trong tất cả 8 phòng. Vậy làm thế nào tính được có tất cả bao nhiêu hs đang ngồi học ?

-   Tương tự hdẫn hs giải cách thứhai

-Yêu cầu hs làm bài theo một trong hai cách 

- Chấm chữa .

3 Củng cố , dặn dò : hs nêu lai tính chất kết hợp của phép nhân.

Trò chơi : Tính nhanh 

Tính nhanh giá trị của các biểu thức bằng cách vận dụng tính chất của phép nhân.

 

 

doc 13 trang Hải Anh 20/07/2023 3320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 - Bài 52 : Tính chất kết hợp của phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_4_bai_52_tinh_chat_ket_hop_cua_phep_nhan.doc