Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 16

TIẾNG VIỆT ( TC)       ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU       ( tiết 31)

I-Mục tiêu:

-Củng cố và ôn luyện lại các kiểu câu :câu hỏi, câu kể

-Rèn luyện kĩ năng làm bài đúng chính xác ,trình bày sạch sẽ.

-Vận dụng các kiến thức đã học trong giao tiếp hằng ngày.

II- Hoạt động dạy và học:

               Giáo viên                     Học sinh

1-Giới thiệu   và nêu mục tiêu.

2-Ôn luyện ,củng cố và hệ thống kiến thức qua các dạng bài tập sau:

+Thế nào gọi là câu hỏi?

+Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?

-Nhận xét chung.

3- Luyện tập:

Bài tập 1:

Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

 a- Đoàn thuyền đang rẽ sóng ra khơi.      b-Ngoài đường, xe cộ lúc nào cũng tấp nập qua lại.

  c-Trước giờ học ,chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.

 d-Lớp học em rộng rãi và thoáng mát.

Bài tập 2:

-Tìm từ nghi vấn   trong các câu hỏi dưới đây:

  a-Thưa chú, có phải xe này của chú không?

 b-Có phải cậu học lớp 4/1 không?

c-Cậu muốn chơi với chúng tớ phải không?

d- Bạn thích chơi đá bóng à?

Bài tập 3:

-Trong các câu sau ,câu nào là câu kể và cho biết các câu kể đó dùng để làm gì?

 a-Chiều nay bố em đi công tác .

 b-Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

c-Ồ, con búp bê đẹp quá!

 d-Bài văn này hay quá phải không bạn?

 e-Bạn Lan là một học sinh giỏi toán.  

 g-Các em cần cố gắng học tập ! 

Nhận xét tiết học.

 

-Hs lắng nghe.

-Hs trả lời các câu hỏi về lí thuyết của từng bài học.

+Câu hỏi dùng để hỏi về những điều chưa biết.

+Dấu hiệu :câu hỏi thường có các từ nghi vấn :ai , gì, nào , sao , không , như thế nào , tại sao …

 

 

 

a- Đoàn thuyền như thế nào?

b-Ngoài đường xe cộ như thế nào?

 

c-Trước giờ học chúng em thường làm gì?

 

d-Lớp học em như thế nào?

 

- Những từ nghi vấn:

 

a-có …….không?

 

b-có …….không?

c-phải không?

 

d- à?

 

Câu kể : a, b, e

-Câu a là kể lại .

-Câu b miêu tả lại.

-Câu e giới thiệu.

doc 5 trang Hải Anh 20/07/2023 1320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_4_tuan_16.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 16

  1. TIẾNG VIỆT (TC) ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN ( TIẾT 32 ) I-Mục tiêu: -Củng cố lại văn miêu tả đồ vật. -Rèn luyện kĩ năng lập dàn bài chi tiết . -Luyện cho hs viết được bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh chân thực và sáng tạo. II- Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1- Giới thiệu và nêu mục tiêu. -Hs lắng nghe. 2- Ôn luyện dưới hình thức câu hỏi gợi ý. * Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức bài -Hs trả lời câu hỏi. văn miêu tả ( 7 ‘) +Thế nào là văn miêu tả? + .Vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bậc của cảnh , của người , của vật để người nghe người đọc hình dung được các đối tượng ấy. +Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật? + Gồm 3 phần: mở bài , thân bài , kết bài. +Nêu ý nghĩa của từng phần? -Mở bài: + .Giới thiệu đồ vật đó. -Thân bài: + . tả bao quát và các bộ phận nổi bật của -Kết bài: đồ vật đó. +Nêu các cách mở bài và kết bài? + .Tình cảm và giữ gìn đồ vật đó. +Phần thân bài được tả theo trình tự như + .trước hết nên tả bao quát toàn bộ đồ thế nào? vật , rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi *Hoạt động 2: bật. 2- Bài tập :Em hãy lập dàn ý bài văn sau: Đề bài: Bước vào năm học mới , bố mẹ mua cho em một chiếc cặp đựng sách vở đi học. Em hãy tả chiếc cặp đó. -Y/c hs đọc đề văn, lớp đọc thầm theo. -1 hs đọc đề văn , lớp đọc thầm theo. - Gv gạch chân những từ trọng tâm. -Hướng dẫn hs lập dàn ý chi tiết. ( gv ghi nhanh những ý của hs lên bảng để hoàn thành một dàn bài chi tiết tả chiếc - Hs lập dàn bài chi tiết. cặp ). 1- Mở bài: -Giới thiệu đồ vật . Bước vào năm học mới , bố mẹ mua +Năm học mới, bố mẹ mua, cho em một chiếc cặp mới rất đẹp. chiếc cặp , rất đẹp 2- Thân bài:-Tả bao quát: Chiếc cặp hình chữ nhật.Chiều dài hơn +Hình chữ nhật,dài hơn hai hai gang tay,rộng độ một gang rưỡi,vừa gang tay, rộng độ một gang với tầm vóc em mang Cặp còn mới rưỡi,màu xanh,viền đỏ chung tinh,màu xanh da trời,có viền đỏ chung quanh. quanh. -Tả từng chi tiết:
  2. ÂM NHẠC ( TC) HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN. ( tiết 16 ) I-Mục tiêu: -Hs hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát tự chọn Các em có thêm hiểu biết về những bài hát địa phương. -Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc. II- Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1- Giới thiệu bài hát. và nêu mục tiêu. -Hs lắng nghe. 2-Hướng dẫn hs hát: -Gv hát mẫu lần 1 v à kết hợp điệu bộ. -Hs lắng nghe giáo viên hát và quan sát điệu bộ gv làm m ẫu. -Tập hs hát từng câu trong bài hát kết hợp -Hs tập hát từng câu. 2 câu , 3 câu kết hợp điệu bộ. điệu bộ. -y/c hs hát lời 1 kết hợp điệu bộ. -Hs hát gộp cả lời 1. -Ch hs hát theo tổ. -Nhận xét và sửa sai tại chỗ. -hát theo tổ. - lớp nhận xét -Hs hát theo nhóm. -Hs hát theo nhóm . -Nhận xét và sửa sai tại chỗ. -Nhóm khác nhận xét. - Hs vừa hát vừa kết hợp điệu bộ. -Hs hát kết hợp điệu bộ. -Hs vừa hát vừa gõ theo nhạc. -Hs hát và tập gõ theo tiết tấu., theo nhạc. 3- Củng cố: -Lớp vừa hát vừa gõ theo nhạc 1 lần., theo -Cả lớp hát và kết hợp gõ theo nhạc , tiết tiết tấu 1 lần. tấu. -Lớp vừa hát vừa kết hợp điệu bộ. Hát kết hợp điệu bộ. -Trò chơi: Thi hát theo nhóm.: 1nhóm hát , 1 nhóm -Hs thi hát., bình chọn nhóm hát hay nhất. múa theo nhạc ,và đổi nhau hát, lớp theo dõi bình chon nhóm nào hát múa hay nhất. -Nhận xét tiét học.