Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tuần 26 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Vũ Linh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức: Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. Nêu được một số loại nhiệt kế thường dùng.

- Kỹ năng: Phân biệt được thang nhiệt độ Xen-xi-út và thang nhiệt độ Fa-ren-hai và biết chuyển đổi nhiệt độ.

- Thái độ: Trong khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân phải hết sức thận trọng vì thủy ngân là một chất độc hại cho sức khỏe của con người và môi trường.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc và nghiên cứu bài trước ở nhà dựa vào SGK và SBT.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế. 

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận nhóm để giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: Trình bày, nhận xét, bổ sung các thông tin thảo luận giữa các nhóm.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: Xác nhận được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: 

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 nhiệt kế dầu.

doc 4 trang Hải Anh 11/07/2023 1940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tuần 26 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Vũ Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_6_tuan_26_nam_hoc_2019_2020_huynh_vu_linh.doc

Nội dung text: Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tuần 26 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Vũ Linh

  1. GV. Huỳnh Vũ Linh Giáo án Vật lý 6 Trường TH-THCS Phong Thạnh A các yêu cầu. của tay trái vào bình c thì thấy ngón trỏ của tay phải có cảm giác lạnh hơn, ngón trỏ của bàn tay trái có cảm giác ấm hơn. b) Khi rút cả hai ngón tay ra rồi cùng nhúng vào bình b ta thấy hai ngón tay này có cảm giác nóng lạnh khác nhau, mặc dù đều nhúng vào cùng một bình có cùng một nhiệt độ. Từ đó rút ra kết luận: Cảm - Yêu cầu HS rút ra kết luận. giác của tay không cho phép xác định mức độ nóng lạnh. Để xác định chính xác cần phải có nhiệt kế để đo nhiệt độ. - C2: Cho biết thí nghiệm vẽ ở - C2. - C2. Hình 22.3 và 22.4 dùng để + Thí nghiệm ở hình 22.3 dùng + Thí nghiệm ở hình 22.3 dùng làm gì? để xác định nhiệt độ 100 0C. Có để xác định nhiệt độ 1000C. nghĩa là người ta lấy nhiệt độ nước đang sôi làm giá trị 1000C. + Thí nghiệm ở hình 22.4 dùng + Thí nghiệm ở hình 22.4 dùng để xác định nhiệt độ 00C. Có để xác định nhiệt độ 00C. nghĩa là người ta lấy nhiệt độ nước đá đang tan làm giá trị 00C. - C3: Hãy quan sát rồi so sánh - C3. Bảng 22.1. - C3. Bảng 22.1. các nhiệt kế vẽ ở hình 22.5 và Loại Loại Công Công GHĐ, ĐCNN và công dụng, nhiệt GHĐ ĐCNN nhiệt GHĐ ĐCNN dụng dụng điền vào bảng 22.1. kế kế - Cho HS làm việc với SGK. Đo Đo nhiệt độ nhiệt độ Nhiệt Từ: Nhiệt Từ: trong trong kế -30oC kế -30oC 1oC các 1oC các thủy đến thủy đến phòng phòng ngân 130oC ngân 130oC thí thí nghiệm. nghiệm. Từ: Đo Từ: Đo Nhiệt Nhiệt 35oC nhiệt độ 35oC nhiệt độ kế y 0,1oC kế y 0,1oC đến: cơ thể đến: cơ thể tế tế 42oC người. 42oC người. Từ: Đo Từ: Đo Nhiệt Nhiệt -20oC nhiệt độ -20oC nhiệt độ kế 2oC kế 2oC đến khí đến khí rượu rượu 50oC quyển. 50oC quyển. - C4: Ống quản ở gần bầu thủy - C4: Ống quản ở gần bầu thủy ngân có một chỗ thắt, có tác ngân có một chỗ thắt, có tác
  2. GV. Huỳnh Vũ Linh Giáo án Vật lý 6 Trường TH-THCS Phong Thạnh A + Sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo được nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn, nhưng thủy ngân là một chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. + Trong dạy học tại các trường phổ thông nên sử dụng nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế dầu có pha chất màu. + Trong trường hợp sử dụng nhiệt kế thủy ngân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp. a) Mục đích của hoạt động: Giúp HS có hướng học bài ở nhà và nghiên cứu trước bài mới ở nhà. b) Cách thức tổ chức hoạt động: GV: Yêu cầu HS về nhà thực hiện một số nhiệm vụ sau: Học bài, làm bài tập trong SBT và chuẩn bị trước bài mới. HS: Chú ý lắng nghe, ghi chú và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. c) Sản phẩm hoạt động của học sinh: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV. d) Kết luận của GV: Về nhà học bài, làm bài tập trong SBT và chuẩn bị trước bài mới. IV. Kiểm tra đánh giá bài học - GV khái quát lại những kiến thức cơ bản (Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng vật lí nào?). - Giới thiệu nội dung phần: Có thể em chưa biết. V. Rút kinh nghiệm 1. Ưu điểm: Phần lớn các em học sinh đều nắm được những kiến thức trọng tâm và cơ bản của phần nội dung bài học. 2. Hạn chế: Còn một số em thụ động, ít phát biểu xây dựng bài. 3. Hướng khắc phục: Cần đưa ra thêm nhiều tình huống học tập hứng thú và hấp dẫn hơn để học sinh hoạt động sôi nổi hơn. Phong Thạnh A, ngày 11 tháng 5 năm 2020 Ký duyệt tuần 26 - Nội dung: Đảm bảo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng - Phương pháp: Phù hợp đối tượng học sinh - Hình thức: Đúng quy định. TT Nguyễn Loan Anh