Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 11+12 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Giàu
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
-Kiến thức: Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và dịnh lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về TK và các dụng cụ quang học đơn giản ( Máy ảnh, con mắt, kính lão, kính cận) . Thực hiện được các phép tính về hình quang học.Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng vể quang hình học.
- Kĩ năng: Giải các bài tập về quang hình học
- Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí, chính xác, cẩn thận
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
– Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập, bố trí thí nghiệm; tập cho hs giải các bài tập quang hình học, nhận biết các loại thấu kính.
– Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề khi tìm hiểu các dạng bài tập quang học, vẽ hình đúng tỉ lệ
– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm bài tập, phân tích kết quả...
– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: tính toán, đổi đơn vị, trình bày các số liệu thu được.
-Năng lực thực hành thí nghiệm: Các kỹ năng quan sát, đo và phẩm chất nghiên cứu khoa học
II. Chuẩn bị:
1.GV : hình minh hoạ bài tập 1
File đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_9_tuan_1112_nam_hoc_2019_2020_huynh_van_g.doc
Nội dung text: Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 11+12 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Giàu
- HĐ2. Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. (thời gian 8 phút) Kiến thức 1: Nhắc lại kiến thức trọng tâm. Mục đích: Phát biểu lại được về hiện tượng khúc xạ ánh sáng và cách dựng ảnh qua các loại thấu kính, cách giải bài tập quang hình, các tật của mắt, các dụng cụ quan học. GV: Gọi học sinh phát biểu lại các kiến thức HS: Phát biểu, nhận xét, GV: nhận xét, chốt lại, nhấn thống nhất. mạnh cách vận dụng hình học trong bài toán quang hình. - Kết luận: Các dụng cụ quang học là ứng dụng của HS: Ghi nhận. thấu kính, sử dụng đường truyền của các tai sáng đặt biệt để dựng ảnh qua các thấu kính, vận dụng hình học để tính các đại lượng có liên quan. Kiến thức 2: Giải bài tập. (thời gian 10 phút) Mục đích: Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về thấu kính và hai tật của mắt. GV: Gợi ý học sinh: Chữa bài 1 Làm thế nào để vẽ được đường truyền ánh sáng từ O mắt. HS: Giải, báo cáo kết quả, Bài 1: Giải thích tại sao đường nhận xét thống nhất. truyền ánh sáng lại gãy khúc tại O (gọi HS học yếu) GV: làm thí nghiệm lần lượt cho các HS trong nhóm cùng quan sát. Ánh sáng từ O truyền tới mặt phân cách giữa 2 môi trường, sau đó có 1 tia khúc xạ trùng với tia IM, vì vậy I là điểm tới. nối OIM là đường truyền ánh sáng từ O vào 2
- F fH < fB. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối Về nhà đọc xem lại các bài tập, tiếp tục xem lại thấu kính phân kì, tiết sau tiếp tục làm bài tập. + Học bài theo SGK kết hợp vở ghi +Làm bài tập 51.1 đến 51.6 SBT IV. Kiểm tra đánh giá bài học - GV: Củng cố kiến thức trọng tâm của bài . - Yêu cầu hs về nhà làm bài tập ở sbt tự luận, trao đổi lẫn nhau, trả lời câu hỏi trắc nghiệm, giải thích định tính và định lượng cụ thể. - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học : còn hạn chế về khả năng quan sát lớp. ý thức tìm tòi của hs V. Rút kinh nghiệm : Ưu Nhược . KÍ DUYỆT TUẦN 29, /06/2020 Tổ trưởng Huỳnh Văn Giàu 4