Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Địa lý 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)
a. Đặc điểm chung của địa hình nước ta là:
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85%. Núi cao trên 2000m chiếm 1% .
+ Đồi núi nước ta tạo thành 1 cánh cung lớn hướng ra Biển Đông dài 1400km, có nhiều vùng núi lan ra sát biển,…
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, có những nơi bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.
- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
+ Địa hình nước ta nâng cao và phân thành từng bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển theo hướng tây bắc- đông nam.
+ Địa hình nước ta có 2 hướng chính: hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.
+ Địa hình cácxtơ độc đáo, các hang động,…; các dạng địa hình nhân tạo.
+ Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.
File đính kèm:
- ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_huyen_mon_dia_ly_9_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Địa lý 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)
- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN, NĂM HỌC: 2011-2012 Hướng dẫn chấm môn: Địa lý 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu Nội dung Điểm a. Đặc điểm chung của địa hình nước ta là: 3,5 - Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. 0,5 + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85%. Núi cao trên 2000m chiếm 1% . 0,25 + Đồi núi nước ta tạo thành 1 cánh cung lớn hướng ra Biển Đông dài 1400km, có nhiều vùng núi lan ra sát biển, 0,25 + Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, có những nơi bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. 0,25 - Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. 0,5 + Địa hình nước ta nâng cao và phân thành từng bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển theo hướng tây bắc- đông nam. 0,25 + Địa hình nước ta có 2 hướng chính: hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung. 0,25 - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ 1 của con người. 0,5 + Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. 0,25 + Địa hình cácxtơ độc đáo, các hang động, ; các dạng địa hình nhân tạo. 0,25 + Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở. 0,25 b. Địa hình đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế-xã hội nước ta: 1,5 - Thuận lợi: + Sự đa dạng, phức tạp của địa hình là nền tảng cho sự phân hóa tự nhiên, tiền đề tạo nên thế mạnh kinh tế của từng vùng. 0,5 + Các hang động và bãi biển đẹp sẽ trở thành những điểm du lịch hấp dẫn (Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Vịnh Nha Trang, ). 0,5 Khó khăn: + Miền núi địa hình hiểm trở, giao thông vận tải và đi lại gặp nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư xây dựng rất tốn kém. 0,25 + Các thiên tai: lũ quét, đất trượt, hay xảy ra gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống. 0,25 a. Tính cơ cấu dân số: 3,0 Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta (Đơn vị: %) Năm 1990 1995 2000 2003 2005 2008 2 Thành thị 19,5 20,7 24,1 25,8 27,1 29,0 Nông thôn 80,5 79,3 75,9 74,2 72,9 71,0 Tổng 100 100 100 100 100 100 (Học sinh tính đúng 01 năm thì được 0,5 điểm, nếu học sinh làm tròn số mà 2