Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Địa lý 9 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
Câu 1: (3.5điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, em hãy cho biết:
a. Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm những tỉnh nào?
b. Ý nghĩa kinh tế - xã hội, chính trị và quốc phòng đối với việc phát huy các thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Câu 2: (4điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày quy mô và cơ cấu ngành của hai trung công nghiệp Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
b. Giải thích vì sao ở Đồng bằng sông Hồng và phụ cận mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước.
Câu 3: (4.5điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980 – 2006.
Năm | 1980 | 1990 | 1995 | 2000 | 2006 |
Diện tích (nghìn ha) | 5600 | 6043 | 6766 | 7666 | 7324 |
Sản lượng (triệu tấn) | 11,6 | 19,2 | 25,0 | 32,5 | 35,8 |
a. Viết công thức tính năng suất lúa.
b. Tính năng suất lúa của nước ta trong thời gian trên (Đơn vị: tạ/ ha).
c. Nhận xét và giải thích nguyên nhân tăng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn 1980 – 2006.
Câu 4: (5điểm) Em hiểu như thế nào về ngành công nghiệp trọng điểm? Hãy phân tích những đặc điểm của nền công nghiệp Việt Nam và mối quan hệ giữa công nghiệp hóa với phát triển kinh tế?
Câu 5: (3điểm) Trình bày tình hình phát triển của ngành bưu chính viễn thông nước ta? Nêu tác động của các dịch vụ điện thoại và Internet đến đời sống kinh tế, xã hội nước ta?
File đính kèm:
- ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_huyen_mon_dia_ly_9_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Địa lý 9 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN, NĂM HỌC: 2013-2014 Hướng dẫn chấm môn: Địa lý 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (3.5điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, cho biết: a. Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm 15 tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu (1.5điểm; cứ đúng 5 tỉnh được 0.5điểm). b. Ý nghĩa kinh tế - xã hội, chính trị và quốc phòng đối với việc phát huy các thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: (2điểm; mỗi ý 0.5điểm). - Ý nghĩa về kinh tế: sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên; tăng thêm nguồn lực phát triển cho vùng và cả nước; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Ý nghĩa về xã hội: góp phần giải quyết việc làm; phân bố dân cư và lao động cho vùng. Nâng cao đời sống nhân dân, xóa dần sự chênh lệch về mức sống của nhân dân trong vùng. - Ý nghĩa về chính trị: củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc. - Ý nghĩa về quốc phòng: góp phần bảo vệ an ninh biên giới. Câu 2: (4điểm) a. Quy mô và cơ cấu ngành của hai trung công nghiệp: (2điểm) - Về quy mô: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm) + Trung tâm công nghiệp Hà Nội có quy mô lớn với giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng, là 1 trong 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. + Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước với giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng. - Về cơ cấu ngành: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm) + Trung tâm công nghiệp Hà Nội khá đa dạng có một số ngành công nghiệp chuyên môn hóa: Cơ khí; luyện kim đen; sản xuất ô tô; điện tử; hóa chất; dệt may; chế biến thực phẩm, + Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: cơ cấu ngành khá hoàn chỉnh với các ngành chuyên môn hóa: nhiệt điện; luyện kim đen; luyện kim màu; cơ khí, điện tử, sản xuất ô tô; hóa chất chế biến thực phẩm; dệt may, b. Đồng bắng sông Hồng và phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. (2điểm) - Vị trí địa lí thuận lợi: gần với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Biển Đông, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. - Có nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dồi dào từ nông nghiệp và thủy sản. Tài nguyên khoáng sản phong phú (nhất là than) tập trung chủ yếu ở vùng phụ cận. - Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn kĩ thuật. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt; có thủ đô Hà Nội – trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời. 2
- - Công nghiệp hóa thực chất là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, liên quan với việc đổi mới công nghệ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Sự phát triển các ngành công nghiệp có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Nền kinh tế càng phát triển, thì quá trình công nghiệp hóa diễn ra càng thuận lợi và ngược lại. Nền kinh tế phát triển như thế nào tùy thuộc vào việc phát triển nền công nghiệp. Câu 5: (3điểm) * Tình hình phát triển của ngành bưu chính viễn thông nước ta: - Những dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông: điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu phẩm, bưu kiện, (0,5điểm) - Bưu chính có những bước phát triển mạnh mẽ: Mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp, nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời (chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, ) (0,5điểm) - Mật độ điện thoại tăng rất nhanh, năm 2002 đạt 7,1 máy/ 100 dân. (0,25điểm) - Toàn mạng lưới điện thoại đã được tự động hóa, tới hơn 90% số xã trong cả nước. (0,25điểm) - Năng lực mạng viễn thông quốc tế và liên tỉnh được nâng lên vượt bậc. Các dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, thư điện tử, phát triển tới hầu hết các tỉnh. (0,25điểm) - Ngành viễn thông ngày càng phát triển hiện đại, với nhiều trạm thông tin vệ tinh và các tuyến cáp quang biển quốc tế. (0,25điểm) - Nước ta hòa mạng Internet vào cuối năm 1997. Số thuê bao tăng lên rất nhanh. (0,25điểm) * Tác động của các dịch vụ điện thoại và Internet đến đời sống kinh tế, xã hội nước ta: - Đảm bảo thông tin, liên lạc phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. (0,25điểm) - Tạo điều kiện để người dân tiếp thu các thành tựu về khoa học - công nghệ, văn hóa, xã hội, làm phong phú đời sống văn hóa và nâng cao nhận thức về mọi mặt. (0,25điểm) - Tạo điều kiện cho sự hội nhập với thế giới. (0,25điểm) 4