Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Lịch sử 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (4điểm) Vì sao từ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ? Các phong trào đấu tranh của công nhân chia làm mấy giai đoạn, đặc điểm của từng giai đoạn?

Câu 2: (4điểm) Tại sao nói “Cách mạng tư sản Pháp 1789-1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất”? Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong tiến trình cách mạng?

Câu 3: (3.5điểm) Nêu một số phong trào  đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? Nguyên nhân vì sao của các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á thất bại?

Câu 4: (4điểm) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? Sự khác nhau đó đã chi phối như thế nào đến chính sách đối ngoại của các nước đế quốc?

Câu 5: (4.5điểm) Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868?  

 

doc 4 trang Hải Anh 17/07/2023 2120
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Lịch sử 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_huyen_mon_lich_su_8_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Lịch sử 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)

  1. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN, NĂM HỌC: 2011-2012 Hướng dẫn chấm môn: Lịch sử 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (4điểm) - Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ vì: (2điểm; mỗi ý 0.5điểm) + Phản ánh qui luật có áp bức thì có đấu tranh. Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản gắn liền với chính sách tăng cường bóc lột, đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động. + Chính những qui luật trên là kết quả tất yếu để giai cấp công và nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đòi các quyền tự do, dân chủ, đòi cải thiện đời sống. - Các phong trào đấu tranh của công nhân quốc tế chia làm hai giai đoạn (2điểm; mỗi ý 0.5điểm) + Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XX: phong trào đấu tranh còn mang tính tự phát chưa có tổ chức: đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công, Vì mục tiêu kinh tế, cải thiện đời sống. + Từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, phong trào phát triển lên một bước mới, đấu tranh mang tính chất qui mô, có sự đoàn kết, ý thức giác ngộ của công nhân đã trưởng thành, đấu tranh không chỉ vì mục tiêu chính trị, đòi thành lập các tổ chức công đoàn, chính Đảng. Phong trào đặc biệt phát triển mạnh sau sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học 1848 và sự thành lập tổ chức quốc tế thứ nhất 1864. Câu 2: (4điểm) * Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để: (2điểm; mỗi ý 0.5điểm) - Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp Tư sản lên cầm quyền. - Thiết lập nền cộng hòa, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của Chủ nghĩa tư bản. - Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. - Cách mạng thi hành nhiều biện pháp để trừng trị bọn phản cách mạng. Cách mạng đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. * Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng: (2điểm; mỗi ý 0.5điểm) - Ngày 14/7/1789: quần chúng vũ trang tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba –xti. Sau đó lần lượt làm chủ hầu hết các cơ quan và vị trí quan trọng trong thành phố. -Trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy”, ngày 10/8/1792 nhân dân đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến. - Phái Gi-rông-đanh không lo lắng chống ngoại xâm, nội phản, nhân dân nổi dậy lật đổ phái Gi-rông-đanh ngày 02/6/1793. - Quần chúng hưởng ứng lệnh tổng động viên của phái Gia –cô-banh chiến thắng thù trong giặc ngoài. Câu 3: (3.5điểm) * Một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX: (2điểm; mỗi ý 0.5điểm) 2
  2. a. Hoàn cảnh: (1.5điểm; mỗi ý 0.75điểm) - Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; trong khi đó các nước tư bản phương Tây (Mĩ, Anh, Pháp, ) ngày càng tăng cường can thiệp, tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản. - Tháng 01.1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, b. Nội dung: (2điểm; mỗi ý 0.5điểm) - Về kinh tế: thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng. - Về chính trị, xã hội: chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. - Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây. - Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng, c. Ý nghĩa: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm) - Đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp. - Cuộc Duy tân Minh Trị có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản. 4