Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Lịch sử 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Phong Thạnh Tây (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (5điểm) Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển đó là gì? Theo em nguyên nhân nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 2: (4điểm) Ý nghĩa và những tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ 1945 đến nay đối với sự phát triển của xã hội loài người. Theo em cần làm gì để khắc phục những tác động tiêu cực từ cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật?

Câu 3: (4điểm) Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á – Phi - Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay?

Câu 4: (4.5điểm) Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Đông Nam Á đã có những biến đổi to lớn nào? Biến đổi nào là quan trọng nhất? Cho biết quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN có những thời cơ và thử thách nào?

Câu 5: (2.5điểm) Có ý kiến cho rằng: “Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

doc 4 trang Hải Anh 13/07/2023 4120
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Lịch sử 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Phong Thạnh Tây (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_huyen_mon_lich_su_9_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Lịch sử 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Phong Thạnh Tây (Có hướng dẫn chấm)

  1. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN, NĂM HỌC: 2012-2013 Hướng dẫn chấm môn: Lịch sử 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (5điểm) - Biểu hiện sự phát triển kinh tế của Nhật Bản: (2điểm; mỗi ý 0.5điểm) + Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt 20 tỉ USD (bằng 1/17 Mĩ), nhưng đến năm 1968 đạt 183 tỉ USD - vươn lên hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ: 830 tỉ USD). + Về công nghiệp: những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%; những năm 1961-1970 là 13,5%. + Về nông nghiệp: trong những năm 1967-1969 đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực; 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển (đứng thứ hai trên thế giới sau Pêru). + Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản cùng với Mĩ và các nước Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. - Nguyên nhân sự phát triển: * Khách quan: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm) + Khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam. + Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng Khoa học –kĩ thuật. * Chủ quan: (1.5điểm; mỗi ý 0.5điểm) + Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. + Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật. + Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, + Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên , đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. - Nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định mà trong đó đặc biêt là nhân tố con người. Vì: con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm là nhân tố đóng vai trò quyết định sự phát triển. (0.5điểm) Câu 2: (4điểm) * Ý nghĩa: (0.5điểm) - Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người. * Tác động: (3điểm) - Tác động tích cực: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm) + Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. + Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - Tác động tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra): (1điểm; mỗi ý 0.25điểm) 2
  2. - Cho đến tháng 4/1999các nước đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực. * Biến đổi quan trọng nhất: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm) - Các nước đều trở thành các nước độc lập. - Nhờ có biến đổi đó mà mà các nước có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của mình ngày càng phồn vinh. * Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, thời cơ và thách thức: (2điểm; mỗi ý 0.5điểm) - Quá trình: VN gia nhập vào năm 1997. - Thời cơ: VN có điều kiện tiếp thu những tiến bộ KHKT và những tinh hoa văn hóa của các nước, từ đó sẽ rút ngắn hoảng cách về cơ sở vật chất kỹ thuật so với các nước trong khu vực và thế giới, kinh tế phát triển hơn, đời sống nhân dân sẽ được cải thiện hơn. - Thách thức: dễ bị hòa tan, nền kinh tế sẽ nguy hiểm vì điều kiện kỹ thuật sản xuất kém hơn, khó cạnh tranh với nền kinh tế trong khu vực. - Thái độ: bình tĩnh, không bỏ lỡ thờ cơ, cần ra sức học tập, nắm vững khoa học kỹ thuật, nhanh chóng hòa nhập. Câu 5: (2.5điểm) * Giới thiệu khái quát về châu Á: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm) - Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân dân khổ cực, - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn. * Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế: (1.5điểm) - Trung Quốc: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm) + Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới, + Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090,1 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ. - Một số nước khác: (0.5điểm) + Xin-ga-po: từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “Con rồng ở châu Á”. + Ma-lai-xi-a: từ 1965 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%. + Thái Lan: từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%. 4