Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Lịch sử 9 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)

Câu 1: (5điểm) Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á có những biến đổi như thế nào? Trong những biến đổi đó biến đổi nào quan trọng nhất? Vì sao? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN.

Câu 2: (4.5điểm) Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á – Phi - Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay?

Câu 3: (2.5điểm) Em hãy cho biết Lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có ý nghĩa gì?

Câu 4: (4.5điểm) Hãy nêu xu thế phát triển chính của thế giới ngày nay? Tại sao nói: “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?

Câu 5: (3.5điểm) Em hãy phân tích nguyên nhân ra đời của khối thị trường chung Châu Âu và quá trình phát triển của Liên minh Châu Âu (EU)? Mối quan hệ hợp tác Việt Nam với các nước Châu Âu?

 

doc 5 trang Hải Anh 13/07/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Lịch sử 9 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_huyen_mon_lich_su_9_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Lịch sử 9 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)

  1. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN, NĂM HỌC: 2013-2014 Hướng dẫn chấm môn: Lịch sử 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (5điểm) Đông Nam Á gồm 11 nước, trước 1945 đều là thị trường và thuộc địa của tư bản Phương Tây, sau năm 1945 có nhiều biến đổi. 1.1. Biến đổi thứ nhất: (1.5điểm) Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, đến nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập và xây dựng đất nước theo mô hình kinh tế – xã hội khác nhau: - Việt Nam: Là thuộc địa của Pháp, 1945 phải tiến hành hai cuộc kháng chiến đến 30/4/1975 mới thắng lợi hoàn toàn. - Lào: thuộc Pháp, Mỹ đến ngày 02/12/1975 mới giành thắng lợi. - Campuchia: thuộc Pháp, Mỹ, Nhật, sau năm 1975 phải chống Pônpốt đến 07/01/1979 mới thắng lợi. - Inđônêsia: thuộc Hà Lan, sau 1945 Hà Lan tái chiếm, nhân dân đấu tranh đến 1965 mới độc lập hoàn toàn. - Malaysia: thuộc Anh, nd đấu tranh đến 8/1957 mới độc lập. - Philippin: thuộc Mỹ đến tháng 7/1946 Mỹ mới công nhận độc lập. - Singapore: thuộc Anh, nhân dân đấu tranh đến 1957 Anh mới công nhận độc lập. - Thái Lan: Sau 1945 Mỹ hất chân Anh kiểm soát Thái Lan. - Myanma: Thuộc Anh, tháng 10/1947 Anh công nhận độc lập. - Brunây: thuộc Anh, nhân dân đấu tranh đến tháng 01/1984 độc lập (trong khối liên hiệp Anh). - Đôngtimo: thuộc Inđônêsia đến tháng 4/2002 tách khỏi Inđônêsia, trở thành quốc gia độc lập. 1.2. Biến đổi thứ 2: (0.5điểm) Sau khi giành độc lập các nước Đông Nam Á xây dựng nền kinh tế vững mạnh, phát triển nhất là Singapore, Thái Lan, được xếp vào các nước phát triển trên thế giới (NIC). 1.3. Biến đổi thứ 3: (0.5điểm) Đến 30/4/1999 các quốc gia Đông Nam Á có một tổ chức chung (ASEAN), đây là một liên minh kinh tế, chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ vững mạnh, tự lực tự cường 1.4. Biến đổi quan trọng nhất: (0.5điểm) - Là biến đổi từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trở thành nước độc lập. - Nhờ đó các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội 1.5. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN - Cơ hội: (1.5điểm) + Khi gia nhập ASEAN (7/1995) Việt Nam còn ở mức xuất phát thấp, nền kinh tế còn nhiều khó khăn: (mất cân đối giữa nông thôn và xuất nhập khẩu, nông thôn và thành thị, nợ nước ngoài, lạm phát, thất nghiệp, ); khi tham gia tổ chức này ta có điều kiện rút 2
  2. đảm và tính năng động, màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng. - Các thân cây tượng trưng cho các thành viên ASEAN. - Các màu sắc của lá cờ như xanh, đỏ, trắng, vàng đại diện cho những màu sắc chính của những lá cờ quốc gia của tất cả mười nước thành viên. Câu 4: (4.5điểm) 4.1. Xu thế chính: (2điểm) - Sự hình thành một trật tự thế giới mới theo hướng đa cực, nhiều trung tâm. - Quan hệ giữa các nước lớn dần chuyển sang xu thế hoà hoãn, thoả hiệp. - Do tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Tuy nhiên hoà bình bình, ổn định hợp tác phát triển là xu thế chung của thế giới ngày nay, nhưng ở nhiều khu vực vẫn nổ ra nội chiến và xung đột kéo dài do những mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo, sắc tộc hoặc tranh chấp lãnh thổ. Mặt khác nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố và li khai cũng đang đe doạ tình hình an ninh nhiều nước. 4.2. Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc: (2.5điểm) - Vì từ sau “chiến tranh lạnh”, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học - kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. - Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế - xã hội của đất nước phát triển, nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy, mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp, Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. Câu 5: (3.5điểm) * Nguyên nhân ra đời: (1điểm; mỗi ý 0.25điểm) - Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. - Vị trí địa lí các nước nằm kề nhau. - Dưới tác động của cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật. - Các nước Tây Âu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. * Quá trình phát triển: (1.5điểm; mỗi ý 0.25điểm) - Khởi đầu là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép Châu Âu" vào tháng 4/1951 gồm có 6 nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. 4