Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Sinh học 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (3điểm) So sánh hai hình thức phân bào nguyên phân và giảm phân?

Câu 2: (2điểm) Vì sau nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?

Câu 3: (3.5điểm) Thực hiện phép lai và thu được kết quả con lai F1  có: 90 cây có thân thấp, hoa vàng; 90 cây có thân thấp, hoa tím; 30 cây có thân cao, hoa vàng; 30 cây có thân cao hoa tím.

Biết: gen T (thân thấp), gen t (thân cao), gen V (hoa vàng), gen v (hoa tím). Hai cặp tính trạng trên di truyền độc lập với nhau. Giải thích và lập sơ đồ cho phép lai trên.

Câu 4: (3.5điểm) Một trong 2 mạch đơn của 1gen có tỷ lệ A : T : G : X lần lượt là 15% : 30% : 30% : 25%. Gen đó dài 0,306 micrômét.

 a. Tính tỷ lệ % và số nuclêôtit từng loại của mỗi mạch đơn và của cả gen. 

 b. Tính số liên kết hyđrô và số chu kỳ xoắn của gen. 

Câu 5: (4điểm) Một phân tử ADN gồm có 3 gen I, II, III và đều có chiều dài bằng nhau.

- Gen I có khối lượng phân tử gấp 3 lần so với gen III.

- Gen II có khối lượng phân tử gấp 3 lần so với gen I.

a. Tính chiều dài của 3 gen I, II, III. Biết rằng tổng số phân tử lượng của cả 3 gen là 39.104 đvC. 

b. Tính chiều dài của phân tử AND.

c. Tính số lượng Nuclêotit các loại trong mỗi gen, biết rằng:

- Gen I có A chiếm 10% tổng số các loại Nuclêotit.

- Gen II có A% - G% = 10%.

- Gen III có X chiếm 25% tổng số các loại Nuclêotit.

doc 5 trang Hải Anh 17/07/2023 1740
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Sinh học 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_huyen_mon_sinh_hoc_9_nam_hoc.doc

Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Sinh học 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)

  1. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN, NĂM HỌC: 2011-2012 Hướng dẫn chấm môn: Sinh học 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (3điểm) - Giống nhau: + Đều là sự phân bào có sự thành lập thoi vô sắc. Nhân phân chia trước, tế bào chất phân chia sau. (0.5điểm) + Hoạt động các bào quan, diễn biến các giai đoạn tương tự như nhau: nhiễm sắc thể đóng xoắn, trung thể tách đôi, thoi vô sắc hình thành, màng nhân tan biến, nhiễm sắc thể tập trung và di chuyển về hai cực tế bào. Sau đó màng nhân tái lập, nhiễm sắc thể tháo xoắn và tế bào chất phân chia. (1điểm) - Khác nhau: (1.5điểm; mỗi ý 0.5điểm) Nguyên phân Giảm phân - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào - Chỉ xảy ra ở giai đoạn chín của tế bào mẹ giao tử. sinh dục, hình thành giao tử. - Một lần phân bào. - Hai lần phân bào nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi có một lần. Có tiếp hợp, trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể cùng cặp đồng dạng. - Nhiễm sắc thể kép xếp một hàng trên - Nhiễm sắc thể kép xếp hai hàng trên mặt mặt phẳng xích đạo. phẳng xích đạo. - Phân chia đồng đều trên bộ nhiễm sắc - Phân li hai cặp nhiễm sắc thể kép đồng thể và hai tế bào con. dạng. - Mỗi tế bào con nhận 2n nhiễm sắc thể - Mỗi tế bào con nhận n nhiễm sắc thể đơn. kép. - Từ một tế bào mẹ (2n) cho ra hai tế - Từ một tế bào mẹ (2n) qua hai lần phân bào con giống với tế bào mẹ (2n). bào liên tiếp tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể bằng ½ so với tế bào mẹ (n) Câu 2: (2điểm) - Là thành phần cấu tạo của tế bào, mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. (0.5điểm) - Là thành phần cấu tạo enzim, là chất xúc tác các phản ứng trao đổi chất của tế bào. (0.25điểm) - Là thành phần của hoocmôn, đóng vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể. (0.25điểm) - Tạo nên kháng thể, thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể. (0.25điểm) - Là thành phần của cơ, tham gia vận động cơ thể. (0.25điểm) - Là nguồn dự trữ cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào. (0.25điểm) - Biểu hiện tính trạng của cơ thể. (0.25điểm) Câu 3: (3.5điểm) F1 cho kết quả: 90 thân thấp, hoa vàng: 90 thân thấp, hoa tím: 30 thân cao, hoa vàng : 30 thân cao, hoa tím = 3 : 3: 1 : 1 (0.5điểm) * Phân tích từng tính trạng ở F1: (2điểm) - Về chiều cao cây: 2
  2. MI = 3MIII ; MII = 3MI ; MI + MII + MIII = 390.000 (0.25điểm) MIII = 30.000 đvC, MII = 270.000 đvC, MI = 90.000 đvC. (0.25điểm) Tổng số Nuclêotit của gen I: ∑Nugen I = MI : 300 = 90.000 : 300 = 300 Nu 0 0 Lgen I = 300 : 2 x 3,4A = 510 A (0.25điểm) - Gen II : Tổng số Nucl eeotit của gen II: ∑Nugen II = MII : 300 = 270.000 : 300 = 900 Nu 0 0 Lgen II = 900 : 2 x 3,4A = 1530 A (0.25điểm) - Gen III: Tổng số Nuclêotit của gen III: ∑Nugen III = MIII : 300 = 30.000 : 300 = 100 Nu 0 0 Lgen III = 100 : 2 x 3,4A = 170 A (0.25điểm) b. Chiều dài của phân tử ADN 0 -6 LADN = LgenI + LgenII + LgenIII = 510 + 1530 + 170 = 2210A = 221.10 mm (0.25điểm) c. Số Nuclêotit các loại của mỗi gen: - Gen I: A = T = 10% = 300. 10% = 30 Nu (0.25điểm) G = X = 300 (30 30) = 120 Nu (0.25điểm) 2 - Gen II: A + G = 50% ; A – G = 10% A = T = 30%; G = X = 20 % (0.25 điểm) Từ đó ta có số Nuclêotit từng loại của gen II là: A = T = 900. 30% = 270 Nu (0.25 điểm) G = X = 900. 20% = 180 Nu (0.25 điểm) - Gen III: X = G = 25% = 25. 100% = 25 Nu (0.25 điểm) A = T = 100 (25 25) = 25 Nu (0.25 điểm) 2 d. Số lượng các loại Nuclêotit của phân tử ADN A = T = Agen I + AgenII + AgenIII = TgenI + TgenII + TgenIII = 30 + 270 + 25 = 325 Nu (0.25điểm) G = X = GGen I + GGen II + GGen III = Xgen I + Xgen II + Xgen III =120 + 180 + 25 = 325 Nu (0.25điểm) e. Khi phân tử ADN tự nhân đôi 2 lần, Số Nuclêotit tự do các loại mà môi trường cung cấp là: 2 2 2 Atd = Ttd = NA( 2 – 1) = NT( 2 – 1) = ( 2 – 1)325 = 975 Nu (0.25điểm) 2 2 2 Gtd = Xtd = NG( 2 – 1) = NX( 2 – 1) = ( 2 – 1)325 = 975 Nu (0.25điểm) Câu 6: (4điểm) a. Xác định số lượng các loại Nu trong phân tử AND: Theo bài ra ta có T = 18% - Áp dụng nguyên tắc bổ sung (A – T, G- X) ta có A% + G% = 50% (1) (0.25 điểm) Thay T = 18% vào (1) ta có 18% + G% = 50% G% = 32% (0.25 điểm) - Số liên kết hiđrô trong phân tử ADN : H = 2.A + 3G (*) Mặt khác ta có A = T = %A . N (2) (0.25 điểm) G = X = %G . N (3) (0.25 điểm) 4